Một nhà ba người cùng mắc bệnh K chỉ vì chế độ ăn uống nguy hại mỗi ngày
Một nhà ba người cùng mắc bệnh K chỉ vì chế độ ăn uống nguy hại mỗi ngày
Tiết kiệm là cần thiết, tuy nhiên tiết kiệm đến mức chuốc bệnh vào người là sai lầm của nhiều gia đình hiện nay. Cũng khó trách được vì nhiều nhà có hoàn cảnh khó ăn, phải chi tiêu dè dặt lắm mới đủ ăn, nhưng đôi khi việc quá tiết kiệm trong chuyện ăn uống hằng ngày có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe…
Chẳng hạn như câu chuyện của gia đình 3 người em vừa đọc trên báo sáng nay cả nhà ạ. Nghe có vẻ khó tin nhưng cả gia đình này đều mắc bệnh K dạ dày dù đều ăn tự nấu ăn ở nhà đấy mọi người. Nhưng đôi khi vì những sơ xuất trong quá trình nấu nướng, dự trữ thực phẩm cũng có thể gây hại cho sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết.
Cụ thể thì chỉ trong vòng 3 năm, lần lượt ba người trong gia đình anh Quân, 35 tuổi này gồm mẹ và vợ chồng anh đều được chẩn đoán mắc K dạ dày. Trong đó vợ anh là người mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng nhất. Mà theo như chia sẻ của gia đình, được biết cả ba người trong nhà không ai có thói quen hút thuốc hay uống rượu, trong nhà cũng không có tiền sử mắc K dạ dày.
Nhưng vấn đề lại nằm ở thói quen nấu ăn mỗi ngày của gia đình này. Bởi vì hoàn cảnh không mấy dư dả nên nhà anh Quân vẫn luôn sống tiết kiệm, thường không bỏ đi bất cứ đồ ăn nào dù đã có dấu hiệu hỏng. Nếu hoa quả hay đồ ăn đã hỏng một phần, gia đình anh cũng thường chỉ bỏ phần hỏng và dùng phần còn lại.
Mà mọi người biết đó, đồ ăn để qua ngày hoặc hoa quả hư hỏng nặng nếu trực tiếp tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Như với đồ ăn để qua ngày, chất nitrat trong đồ ăn sau thời gian sẽ được chuyển hóa thành nitrite, hàm lượng ngày càng tăng theo thời gian. Khi cơ thể ăn thức ăn thừa và hấp thụ lượng nitrite này đến ngưỡng 300 mg trở lên sẽ oxy hóa hemoglobin trong máu thành methemoglobin, gây mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, gây ngộ độc. Ngoài ra, chất này có thể bị chuyển đổi thành nitrosamine, chất gây K trong cơ thể.
Chưa kể đến, có nhiều người cũng nhớ cất đồ ăn vào tủ lạnh nhưng lại không biết rằng một số thực phẩm để qua đêm vẫn có thể sản sinh độc tố. Điển hình có thể kể đến những món như rau xào, nấm ngâm lâu, hải sản đã luộc chín… đều có nguy cơ gây bệnh về dạ dày nếu tiếc rẻ mà ăn thường xuyên. Do đó, bạn cần sửa ngay thói quen ăn đồ thừa từ hôm nay.
Bên cạnh đó, em để ý không ít người tiếc của vẫn cố ăn những loại quả đã lên men, thối, mốc vỏ… như gia đình anh Quân kể trên. Tuy nhiên khi trái cây bắt đầu thối, mốc, vi sinh vật trong quả đã sinh sôi và nhân lên nhiều lần, đặc biệt là chất độc aflatoxin với độc tính rất mạnh. Sau khi vào cơ thể, nó sẽ gây tổn thương các tế bào gan, gây K gan, nhẹ hơn là các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… hoặc ảnh hưởng đến dạ dày như câu chuyện của nhà anh Quân.
Cùng với đó, các bác sĩ cũng cảnh báo K dạ dày thường có tính chất gia đình do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng tương đồng. Một khi đã có thành viên trong gia đình mắc bệnh, các thành viên khác cũng sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
Thế mới nói tiết kiệm là cần thiết, tuy nhiên tiết kiệm đến mức chuốc bệnh vào người là sai lầm đúng không cả nhà, vừa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân, gia đình vừa khiến bạn phải vào viện điều trị, chi phí còn tốn kém hơn rất nhiều.
Với lại theo như em quan sát thì giờ rất nhiều người bị K dạ dày và căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, cả nhà nhỉ? Theo chuyên gia thì hầu hết từ thói quen ăn uống không lành mạnh mà ra mọi người ạ. Ngoài thói quen thường xuyên tiêu thụ thực phẩm để qua đêm hay thực phẩm mốc, hư hỏng như câu chuyện trên thì còn những thói quen sau mà cả nhà cũng nên lưu ý:
– Thói quen ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
– Thói quen ăn thịt nướng
– Thức khuya
– Ăn quá mặn hoặc ăn nhiều đồ muối chua
Những biểu hiện cảnh báo K dạ dày giai đoạn đầu cả nhà lưu ý để thăm khám và điều trị kịp thời:
– Đầy tức bụng: Triệu chứng này rất giống với viêm loét dạ dày. Vì thế, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi đi khám khi đã quá mức chịu đựng.
– Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là dấu hiệu cần hết sức lưu ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này có thể là do bạn đang thấy chán với đồ ăn. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo khối u ở dạ dày đã hình thành.
– Sụt cân, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân.
– Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn.
– Nôn ra máu: Khi bị nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng bị UT dạ dày.
– Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người bị viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành UT.
Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ như trên thì nên đi khám. Nếu trong nhà có người thân như cha mẹ, anh chị em từng bị K đường tiêu hóa hoặc bản thân có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.