1. Thảo quả là gì?
Cây thảo quả có tên khoa học là Amomum subulatum, có tên tiếng Anh là Black cardamom, là loài cây thuộc họ Gừng. Ở Việt Nam, người ta còn gọi nó là sa nhân cóc hay cây đò ho.
Cây thảo quả có nguồn gốc từ phía Đông dãy Himalaya nhất là các quốc gia như: Bhutan, Nepal,… và kể cả miền Trung Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thảo quả xuất hiện chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nhất là Hà Giang và dãy Hoàng Liên Sơn.
Cây thảo quả có thể phát triển với chiều cao khoảng 3m, thân rễ có hình cử gừng, cuống lá ngắn hoặc một số cây không có phần cuống lá. Phiến lá có dạng hình elip, thuôn dài.
Hoa thảo quả thường mọc thành chùm và có màu đỏ cam. Quả thuôn dài, màu nâu đỏ, to chừng 2cm và có nhiều sọc trên vỏ quả. Khi ăn, quả có vị ngọt, hơi đắng và đặc biệt là có mùi khá nồng.
2. Tác dụng của thảo quả
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cây thảo quả có công dụng giúp kích thích các dịch vị trong hệ tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trôi chảy. Ngoài ra, các hợp chất có trong thảo quả còn giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày từ đó hạn chế các bệnh như viêm loét dạ dày,…
Cải thiện hô hấp
Thảo quả còn được khoa học chứng minh là có tác dụng chữa trị một số các vấn đề về hô hấp như: Ho gà, hen suyễn, viêm phế quản,… Cơ chế của nó là làm ấm đường hô hấp, tiêu đờm, giúp không khí lưu thông qua phổi dễ dàng hơn từ đó làm giảm các triệu chứng đau họng, ho, cảm.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ăn thảo quả thường xuyên sẽ giúp ta có một trái tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp cũng như giảm xuất hình thành cục máu đông. Vì thế, nếu có điều kiện hãy bổ sung thảo quả thường xuyên nhé.
Làm đẹp da
Nhiều thành phần chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, mangan có trong thảo quả sẽ giúp hạn chế tình trạng lão hóa da. Chính vì vậy mà nhiều hãng mỹ phẩm thường thêm thành phần này vào các sản phẩm mỹ phẩm của họ để đạt được những hiệu quả trên.
Giải độc cơ thể
Nhiều kết quả thử nghiệm cho thấy thảo quả có tác dụng tích cực đến hoạt động của gan và thận, giúp chúng dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hơn.
Tăng cường miễn dịch
Nhiều bệnh gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu, bổ sung thảo quả sẽ có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế bệnh tật.
3. Công dụng của thảo quả
Trong ẩm thực
Thảo quả có vị cay nóng,làm tăng hương vị cho món ăn vì thế được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực. Người ta phơi khô, đập bỏ phần vỏ để lấy hạt bên trong. Hạt quả thảo có tác dụng làm tăng hương vị cho các món phở, cháo, giảm lượng caffeine trong các món đồ uống như trà, cà phê hoặc dùng để pha nước chấm.
Trong y học
Trong y học cổ truyền, thảo quả được sử dụng như một loại dược liệu giúp chữa trị các bệnh: đau bụng, tiêu chảy, sốt rét,… Dưới đây là một số bài thuốc từ thảo quả mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa sốt rét
Nguyên liệu: 12g thảo quả, hậu phác, thanh bì, hạt cau, trần bì, 4g cam thảo 4g.
Cách làm: Cho vào nồi nửa phần nước, nửa phần rượu rồi sắc cùng các vị thuốc trên, dùng uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét, trị đờm lỏng.
Bài thuốc chữa đi đại tiện ra máu, xích bại lị
Nguyên liệu: Thảo quả, chỉ xác, địa du, cam thảo mỗi vị có lượng bằng nhau
Cách làm: Mang các nguyên liệu tán thành bột mịn, dùng 6g hòa nước mỗi ngày uống 2 lần.
Bài thuốc trị đau bụng, tiêu chảy
Nguyên liệu: 10g thảo quả, 10g kha tử, 7 miếng gừng sống, 7 quả táo đen.
Cách làm: Nấu các nguyên liệu cùng với 300ml nước, sắc còn 200ml nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.
4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thảo quả
Thảo quả có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng thảo quả hiệu quả hơn: Thảo quả không dùng cho người bị bệnh âm huyết huyết hư. Sử dụng thảo quả trong thời gian dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.Không dùng thảo quả cho phụ nữ mang thai và cho con bú.Không dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận.