Cây la hán quả thuộc họ bầu bí. Loại cây này có khả năng phát triển tốt ngay cả khi không được chăm bón. Quả la hán là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến nước giải khát như trà bí đao với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
1. Đặc điểm của cây la hán quả
Cây la hán quả có danh pháp khoa học là Momordica grosvenori Swingle, nằm trong họ thực vật bầu bí. Đây là loài thực vật lưỡng niêm, phát triển theo dạng thân leo. Đến tuổi trưởng thành, chiều dài của mỗi cây la hán quả dao động từ 1m đến 3m, thân cây luôn gồm nhiều tua cuốn.
Cây la hán quả thuộc họ thực vật bí
Lá la hán hình dáng tương tự hình trái tim với phần đầu nhọn. Chiều dài của mỗi chiếc lá vào khoảng 10 đến 20cm, chiều ngang tương ứng từ 3.5 đến 12cm.
Bộ phận chủ yếu được sử dụng trên cây la hán là phần quả. Quả la hán có hình tròn như quả bóng hoặc hình trái xoan, vỏ ngoài cứng. Bao phủ bên ngoài là lớp lông mịn. Loại quả này có vị ngọt, thanh mát, là nguyên liệu trong nhiều loại nước giải khát.
Bên cạnh dùng tươi, người ta thường phơi khô quả la hán để dùng dần. Sau khi phơi khô, phần vỏ của quả la hán rất cứng, ruột bên trong khô lại nhưng vẫn giữ được vị ngọt.
2. Khái quát thành phần hóa học trong la hán quả
Từ quá trình phân tích, người ta nhận thấy rằng trong quả la hán có chứa các nhóm chất cơ bản như:
Đường: Tỷ lệ tương đương 25% đến 38%.
Protein: Tỷ lệ tương đương 8% đến 13%.
Axit béo: Tỷ lệ tương đương 41%.
Một số thành phần khác: Chất tạo ngọt Mogrosid, vitamin C và nhiều vitamin, khoáng chất có lợi khác.
3. Tác dụng của la hán quả theo y học hiện đại
3.1. Hỗ trợ phòng chống oxy hóa
Trong quả la hán có chứa Mogrosid. Bên cạnh tác dụng tạo ngọt, hợp chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, kìm hãm tốc độ phát triển của gốc tự do, ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Quả la hán chứa chất tạo ngọt tự nhiên Mogrosid
3.2. Phòng ngừa tình trạng thừa cân, bệnh lý tiểu đường
Lượng calo trong la hán quả ở mức thấp. Mặc dù có vị ngọt nhưng la hán quả vẫn phù hợp sử dụng cho người cần giảm cân, người bị bệnh lý tiểu đường. Thậm chí, một số thành phần trong loại quả này sẽ giúp ngăn chặn tiểu đường (kích thích sản sinh Insulin), duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
3.3. Phòng ung thư
Quả la hán vốn tập trung một lượng lớn chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng tham gia vào quá trình ngăn chặn sự sản sinh, phát triển của tế bào ung thư. Từ đó hỗ trợ kìm hãm tốc độ tăng kích thước khối u.
La hán quả giúp phòng ngừa ung thư
Bên cạnh đó, chất tạo ngọt tự nhiên trong quả la hán hoàn toàn có thể sử dụng cho người đang trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư.
3.4. Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng
Chất kháng khuẩn trong quả la hán tương tự như thuốc kháng sinh. Trong quá trình nghiên cứu, người ta nhận ra rằng chất kháng khuẩn tìm thấy trong la hán của có tác dụng tốt với bệnh nhân bị sâu răng, nha chu, người bị nhiễm nấm Candida.
3.5. Kích thích tiêu hóa, thanh lọc cơ thể
Quả la hán từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong chế biến các loại nước giải khát, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đường tiêu hóa. Mặt khác, loại dược liệu này còn có tính kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng sưng đau tại vùng bị tổn thương, ngăn chặn viêm nhiễm.
Bởi tác dụng thanh lọc cơ thể nên quả la hán thường là nguyên liệu quen thuộc của nhiều loại nước giải khát. Vị thanh ngọt của loại quả này giúp thức uống thơm ngon, dễ uống hơn.
3.6. Bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cho chuột dùng thử nước la hán quả. Những chú chuột sau khi dùng loại nước này có thể vận động thể lực lâu hơn. Bởi chất tạo ngọt tự nhiên trong quả la hán sẽ giúp bổ sung năng lượng cần thiết, làm giảm tình trạng mệt mỏi sau thời gian lao lực.
3.7. Làm đẹp da, tóc
Bên cạnh tác dụng bổ sung năng lượng cần thiết, phòng chống ung thư, thanh lọc cơ thể,… quả la hán còn hỗ trợ làm đẹp da, tóc. Vì trong quả la hán vốn chứa nhiều vitamin, khoáng chất tham gia vào quá trình sản sinh tế bào da, tóc.
Như vậy, sử dụng của la hán đúng cách, với liều lượng hợp lý sẽ giúp da và tóc của bạn đẹp lên một cách tự nhiên, hỗ trợ cải thiện vẻ ngoài an toàn.
4. La hán quả được sử dụng như thế nào?
Trong đông y, quả la hán có thể sử dụng để điều chế thành các bài thuốc trị bệnh. Tuy vậy, thực tế thì loại quả này chủ yếu được dùng như nguyên liệu để chế biến nước giải khát. Cách dùng đơn giản nhất là hãm la hán quả, uống nước hàng ngày.
Quả la hán nguyên liệu quen trong trà bí đao
Theo đó, bạn chỉ cần lựa chọn những quả la hán to tròn, không phát ra tiếng kêu khi lắc. Tiếp theo, bạn rửa sạch, loại bỏ lớp lông bên ngoài, bổ quả la hán làm 4 phần rồi đem đun sôi.
Mỗi quả la hán có thể đun cùng 1 đến 1.5l nước sôi. Loại nước này phù hợp dùng hàng ngày, giúp thanh lọc cơ thể.
Nếu không muốn dùng riêng quả la hán, bạn hãy kết hợp cùng một số nguyên liệu khác. Ví dụ như bí đao (nấu trà bí đao).
5. Lưu ý khi sử dụng la hán quả
Nước la hán quả dùng hàng ngày. Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 9g đến 15g quả la hán. Trường hợp dùng điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đưa ra.
Người thể tạng hàn không nên sử dụng quả la hán
Quả la hán mặc dù có nhiều tác dụng nhưng không phù hợp với người thể tạng hàn. Trường hợp đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng quả la hán.
Nói chung, phần hướng dẫn sử dụng quả la hán trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Nếu muốn dùng điều trị bệnh, bạn cần đi thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Cây la hán quả sinh trưởng tốt ngay cả khi không được chăm sóc kỹ lưỡng. Bộ phận có giá trị nhất của loài thực vật này chính là phần quả. Quả la hán chứa chất tạo ngọt tự nhiên, chất chống oxy hóa hỗ trợ phòng ngừa ung thư, chống viêm khá hiệu quả.