Loại thịt này có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
Loại thịt bổ dưỡng được nhắc đến ở đây là thịt vịt. Từ nguyên liệu chính là thịt vịt, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, hương vị thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo Đông y, thịt vị có vị ngọt, mặn, tính bình. Loại thịt này có tác dụng đi vào tỳ, vị, phế, thận, giúp tư âm dưỡng vị, giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Người ta có thể sử dụng thịt vịt trong các trường hợp như ăn kém, chán ăn, suy nhược, gầy yếu, sút cân, kiết lỵ, táo bón, phù hề, da tóc khô, miệng họng khô, phụ nữ sau sinh thiếu sữa…
Thịt vịt là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, lao phổi… Các bệnh nhân trong giai đoạn hóa trị, xạ trị vẫn có thể sử dụng loại thực phẩm này.
Thịt vịt có tính hàn, là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp giải nhiệt cho cơ thể vào mùa hè.
Người bị chán ăn, suy nhược thể chất, vừa mới khỏi bệnh, phụ nữ kinh nguyệt ít… có thể ăn thịt vịt để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, 100 gram thịt vịt có thể cung cấp khoảng 25 gram protein. So với thịt bò, thịt lợn hay cá, trứng, hàm lượng protein trong thịt vịt được đánh giá cao hơn nhiều lần.
Ngoài ra, thịt vịt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E…
Lưu ý, thịt vịt bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn.
Những người không nên ăn thịt vịt
– Người có hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn thịt vịt do loại thịt này có tính hàn. Khi hệ tiêu hóa đang yếu, ăn khi vịt có thể gây da các vấn đề khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
– Người có thể chất yếu, lạnh
Thịt vịt có tính hàn nên người có thể chất yếu lạnh càng ăn thịt vịt cơ thể sẽ càng lạnh, dễ gặp tình trạng lạnh bụng, chán ăn, đau bụng tiêu chảy hoặc các vấn đề khác. Do đó, người yếu, lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt.
Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn.
– Người mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật không nên ăn các loại thịt có vị tinh, tính hàn như thịt vịt. Ăn thịt vịt trong trường hợp này có thể gây ra vấn để sưng tấy, vết thương khó lành, mưng mủ ở vết thương.
– Người bị gout
Những người bị mắc bệnh gout cần tránh sử dụng thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt vịt. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể và dẫn tới các biến chứng của bệnh.