Cây mùi tây .

Cây mùi tây là loài rau được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực Trung Đông, Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, đây cũng được xem là cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đó là những lợi ích nào?

1. Sơ lược cây mùi tây

Cây mùi tây hay rau mùi tây thuộc họ cần tây, là cây thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Cây cao khoảng 20 – 50cm. Hoa màu trắng, mọc thành tán, mỗi tán có từ 10 – 15 bông. Thoạt nhìn thì mùi tây khá giống với ngò rí của Việt Nam, tuy nhiên, lá mùi tây xoăn hơn, kích thước lớn hơn và màu xanh đậm hơn.

Mùi tây vừa là rau, vừa là gia vị trong chế biến món ăn nhờ hương vị thơm nhẹ, dễ chịu. Phần lá của cây có thể dùng để trang trí, ăn sống hoặc nấu các món hầm, món súp,… Ngoài ra, cây mùi tây còn là thảo mộc mang đến nhiều công dụng nổi bật cho sức khỏe.

Thành phần hóa học chính trong rau mùi tây là tinh dầu (tecpen, apein, pinen và apiol), chất chống oxy hóa như flavonoid (apigenin) cùng hàng loạt vitamin và khoáng chất.

Protein: 1g.
Chất xơ: 1g.
Chất béo: < 1g.
Carbs: 2.
Calo: 11 calo.
Vitamin A: 108% RDI.
Vitamin K: 547% RDI.
Vitamin C: 53% RDI.
Folate: 11% RDI.
Kali: 4% RDI.

* RDI là lượng tiêu thụ hàng ngày.

Cây mùi tây vừa là rau, vừa là thảo mộc với thành phần dưỡng chất đa dạng

Cây mùi tây vừa là rau, vừa là thảo mộc với thành phần dưỡng chất đa dạng

2. Công dụng của cây mùi tây với sức khỏe

Từ bảng thành phần hóa học trên, chúng ta có thể thấy cây mùi tây có rất nhiều công dụng với sức khỏe.

Phòng ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa flavonoid (apigenin) trong mùi tây có tác dụng phòng ngừa ung thư. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau mùi tây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả bệnh mãn tính và bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư máu hay ung thư tuyến tiền liệt.Đặc biệt là lượng chất chống oxy hóa trong mùi tây khô cao gấp 17 lần mùi tây tươi.

Tăng cường xương khớp

Hàm lượng vitamin K trong cây mùi tây rất cao. Trong khi đó, vitamin K có tác dụng hỗ trợ các tế bào tạo xương, kích hoạt protein làm tăng mật độ khoáng chất của xương. Chính vì vậy, ăn mùi tây hàng ngày có thể tăng cường sức khỏe cho xương khớp, phòng ngừa thoái hóa xương ở người già.

 

Mùi tây tăng cường sức khỏe xương khớp, đặc biệt cho người già

Tốt cho tim mạch

Hàm lượng folate trong cây mùi tây có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây chính là kết quả nghiên cứu được thực hiện trên gần 2000 nam giới. Với những cung cấp nhiều folate trong chế độ ăn hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh tim giảm đến 55%.

Phòng ngừa sỏi thận

Mùi tây được ví như thuốc lợi tiểu vì có tác dụng giảm giữ nước trong cơ thể. Thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ hạt cây mùi tây giúp gia tăng lượng nước tiểu trên chuột. Và cũng chính nhờ lợi tiểu mà mùi tây giúp bảo vệ thận, phòng ngừa nguy cơ sỏi thận.

Cải thiện tiêu hóa

Vì bản chất là rau nên mùi tây rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón. Bên cạnh đó, tinh dầu trong rau mùi tây còn có tác dụng tăng cường hấp thu dinh dưỡng và thức ăn cho cơ thể. Đặc biệt, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ăn không tiêu,…

 

Mùi tây làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Bảo vệ đôi mắt

Vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa lutein, beta carotene và zeaxanthin trong rau mùi tây giúp bảo vệ mắt tối ưu, phòng ngừa các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc/ kết mạc,… Đó là lý do bạn nên bổ sung loại rau này trong bữa ăn hàng ngày để có một đôi mắt sáng khỏe.

Cân bằng nội tiết

Ấn Độ cùng một số nước châu Á sử dụng cây mùi tây để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh hoặc làm giảm triệu chứng đau bụng khi hành kinh. Ngoài ra, mùi tây cũng được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì giàu folate, giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Chăm sóc răng miệng

Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên mùi tây có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể súc miệng với nước ép từ lá mùi tây để vừa phòng ngừa sâu răng, vừa loại bỏ hơi thở có mùi.

Kháng nấm trên da

Tinh dầu trong lá mùi tây và chất kháng khuẩn trong thân, rễ cây mùi tây có tác dụng như chất tẩy rửa, xà phòng, có thể loại bỏ vết thâm nám trên da do vi khuẩn và nấm gây ra, đồng thời, tạo hương thơm dễ chịu. Nhưng cần lưu ý là bạn không thoa trực tiếp tinh dầu mùi tây lên da mà trộn với dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân rồi mới sử dụng để tránh bị kích ứng.

Ngăn ngừa nếp nhăn

Đây cũng là một công dụng nổi bật của cây mùi tây mà chị em phụ nữ không thể bỏ qua. Mùi tây giàu chất chống oxy hóa và vitamin C nên giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên, đồng thời, kích thích cơ thể tăng cường sản xuất collagen, giúp da luôn săn chắc và phòng ngừa nếp nhăn xuất hiện.

 

Mùi tây giúp ngăn ngừa nếp nhăn hình thành

3. Lưu ý khi sử dụng cây mùi tây

Tuy có nhiều công dụng nhưng không vì thế mà bạn chủ quan khi sử dụng cây mùi tây. Dưới đây là một vài lưu ý bạn không được bỏ qua.

Người vừa mới phẫu thuật hoặc mắc chứng máu khó đông không nên dùng mùi tây vì vitamin K có trong loài cây này sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng.
Người đang dùng thuốc lợi tiểu thì không nên ăn thêm mùi tây vì mùi tây cũng có tác dụng lợi tiểu, sẽ khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
Tương tự, nếu đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin) thì cũng không nên ăn rau mùi tây để tránh tương tác và tác dụng phụ.
Tùy mục đích mà bạn có thể dùng mùi tây tươi hoặc khô, chế biến món ăn hay ép lấy nước, pha trà, sắc, đắp ngoài da,… Nhưng luôn đảm bảo liều lượng là 25 – 50g/ ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là 10 công dụng nổi bật của cây mùi tây đối với sức khỏe. Hy vọng bạn đọc sẽ có cách dùng cho đúng, giúp phát huy tối đa công dụng và phòng tránh tác dụng phụ.