Bún ngon nhưng không phải ai cũng ăn được: Bác sĩ khuyên 4 đối tượng chớ dại đụng vào

 Bún là thực phẩm được rất nhiều người thích ăn nhưng có 4 đối tượng tuyệt đối không được ăn bún kẻo gây hại cho sức khỏe.

4 đối tượng tuyệt đối không được ăn bún

Người bị dạ dày, đại tràng

Những người bị bệnh dạ dày, bệnh đại tràng không nên ăn bún bởi khi ăn bún vào càng dễ dàng đầy hơi, tiêu hóa khó với bị chướng bụng, không tốt đối với bao tử. Ngoài ra đối với những cửa hàng làm bún không sạch và đảm bảo còn có thể gây hại cho dạ dày.

Người bị ốm, sốt

Đây cũng là một trong những đối tượng tuyệt đối không được ăn bún. Bởi khi cơ thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá.

cach-lam-bun-1
Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn búnbởi trong bún có chất gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
Phụ nữ đang mang thai

Bún không phải là thực phẩm độc hại nhưng để để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún, người làm bún thường cho thêm hàn the trong quá trình sản xuất. Do đó, ăn bún có hàn the tích lũy trong cơ thể gây ra ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy…Hàn the cực kì nguy hiểm với thai nhi. Bởi hầu hết đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều tạp chất độc hại có thể phá vỡ quá trình phát triển của em bé, gây ra những bất thường về gen nên trẻ có thể bị dị tật ngay từ trong bụng mẹ.

Thêm nữa, chất huỳnh quang dùng để làm sáng, bóng sợi bún sẽ khiến mẹ bị niêm mạc ruột gây nên tình trạng chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày và gây nhiều nguy hại đến gan, thận, hệ thần kinh và thậm chí là gây nên tình trạng biến đổi gen ở thai nhi nữa đấy.

Cách nhận biết bún sạch, không có hóa chất:

– Màu sắc của sợi bún tươi: Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy.
– Sờ vào sợi bún: Khi chạm vào sợi bún tươi nếu bún không chứa hàn the, hóa chất, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Còn bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy, sợi bún dai, giòn hơn.

– Ngửi mùi: Thông thường, bún không chứa hàn the có mùi hơi chua dịu, không quá nặng mùi. Đây là mùi chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm trong quy trình chế biến bún. Bún chứa hàn the sẽ không có mùi chua dịu của gạo ngâm. Nếu bún để ngoài chợ tới cuối ngày với nhiệt độ cao mà không có mùi chua, thì nhiều khả năng bún đã sử dụng hàn the và hóa chất.

– Khi ăn: Bún tươi không sử dụng hàn the và hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác tinh bột và mùi vị của bột gạo như ăn cơm nhưng để qua ngày sẽ có mùi thiu. Những loại bún hàn the để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.