Nàng nàng: Cây thuốc Đông y giúp hành huyết, trục ứ

Nàng nàng là loại cây khá phổ biến ở nước ta, thường được dùng thay thế cây Thuốc cá và chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, chán ăn, kinh nguyệt không đều, bế kinh, cầm máu vết thương, trừ mụn nhọt.

Nàng nàng: Dược liệu phổ biến trị đầy bụng, chán ăn

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Nàng nàng

Tên khác: Trứng ếch; Bọt ếch; Tử châu

Tên khoa học: Callicarpa candicans Hochr

Đặc điểm tự nhiên

Cây nhỏ, thân non hơi vuông góc, phủ nhiều lông to hình sao, màu tối, xám hay trắng nhạt. Lá đơn, mọc đối. Phiến có hình bầu dục hoặc hình mũi mác, mỏng, dài từ 7 – 20 cm, rộng từ 2,5 – 11 cm, mép khía răng cưa ở 1/3 chóp lá, đôi khi có các răng to và không đều nhau; mặt trên phủ lông hình sao lúc còn non, sau nhăn, mặt dưới phủ đầy lông hình sao màu trắng bạc, đỉnh lá có mũi nhọn ngắn. Cuống lá dài từ 1 – 3 cm. Cụm hoa dạng xim hình cầu. Hoa màu hồng hay đó nhạt.

Cây Nàng Nàng: Công dụng ít người biết của loài thuốc quý - YouMed

Lá bắc và lá bắc con hình dải nhọn. Hoa mẫu 4, đài có 4 răng; tràng gồm 4 cánh hoa dính nhau tạo thành ống hình chuông, nhị đính ở gốc ống tràng và mọc dài ra ngoài; bầu nhẵn có vòi dài. Quả hạch hình cầu, nhẵn, màu tía, xếp khít nhau.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Ở Việt Nam, cây mọc ở khắp các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Dương, Đồng Nai.
Ngoài Việt Nam, cây còn có ở các vùng từ Đông Ấn Độ cho đến Nam Trung Quốc, Lào và một vài nước Đông Nam Á khác.

Nàng nàng: Dược liệu phổ biến trị đầy bụng, chán ăn

Thu hái và chế biến

Thu hái rễ, thân, lá quanh năm. Dược liệu sau khi thu hái được rửa sạch rồi phơi sấy khô để dùng dần.

Cây Nàng nàng (Callicarpa candicans (Burm.f.) Hochr. (C. cand L.))

Cụm quả cây Nàng nàng (Callicarpa candicans (Burm.f.) Hochr. (C. cand L.))

Bộ phận sử dụng

Rễ, thân, lá (Radix, Caulis, et Folium Callicarpae Candicantis).

Thành phần hoá học

Lá Nàng nàng có chứa một hợp chất thuộc nhóm diterpen là callicarpon.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Nàng nàng có vị đắng, tính bình, có tác dụng hành huyết, trục ứ, phá khí thông trệ, trừ đờm tích, lợi tiểu.
Lá cây dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, chán ăn, kinh nguyệt không đều, bế kinh, cầm máu vết thương, trừ mụn nhọt.

Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ uống sau sinh để ăn ngon.
Thân lá tán bột để uống giúp thanh nhiệt, giảm đau.

Hạt sắc uống làm sáng mắt.

Ở Ấn Độ, lá, rễ và vỏ dùng trị các bệnh ngoài da. Lá còn trị rối loạn tiêu hóa, đắp vết thương, mụn nhọt và làm thuốc cá.

Theo y học hiện đại

Tác dụng độc với cá
Callicarpon có tác dụng độc tính với cá gấp 10 lần rotenon (hoạt chất trong dây Thuốc cá (Derris elliptica (Sweet) Benth.).

Tác dụng kháng khuẩn và diệt côn trùng (trừ sâu)
Callicarpon còn có tác dụng kháng khuẩn và diệt côn trùng mạnh.

Liều dùng & cách dùng

Dùng 6 – 12 g mỗi ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc kiện tinh, làm mạnh gân xương cho nam giới

Thân, cá cây Nàng nàng (8 – 12 g), Ngũ gia bì, vỏ cây Gòn, Dây đau xương, mỗi vị 8 g, sắc uống.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da

Lá Nàng nàng sao cháy đen thành than, tán nhỏ rắc lên hoặc đem sắc lấy nước đặc để rửa.

Lưu ý

Do mặt dưới lá cũng bạc y như lá Bạc thau nên có nơi cũng gọi cây này là cây Bạc thau và cũng dùng nó trị khí hư, huyết trắng.