Giải đáp: Cây tầm bóp có tác dụng gì?
Cây tầm bóp là loại thảo dược có giá trị sức khỏe rất lớn, từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền lẫn cuộc sống hàng ngày. Vậy câu tầm bóp có tác dụng gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc này nhé.
Tuy là loại cây mọc dại phổ biến ở các vùng quê của Việt Nam nhưng thành phần hóa thực vật trong tầm bóp được đánh giá rất cao. Nghiên cứu khoa học cho thấy cây tầm bóp có chứa lượng nước, đạm, đường, béo, chất xơ, khoáng chất cùng các thành phần hoạt chất bao gồm axit phenolic, flavonoid, vitamin C, vitamin A, alkaloid và steroid… dồi dào. Nhờ đó mà thảo dược này mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, bao gồm tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, chống viêm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut, ổn định đường huyết…
Tổng quan về cây tầm bóp
Cây tầm bóp (tên khoa học Physalis angulata) còn có các tên gọi quen thuộc khác là cây bôm bốp, thù lù cạnh, cây lù đù, bùm bụp hay lồng đèn. Đây là loại cây thân thảo, họ cà, nguồn gốc xuất phát từ các nước châu Mỹ nhiệt đới.
Nhiều người vẫn chưa rõ cây tầm bóp có tác dụng gì
Cây tầm bóp sống như cỏ dại, phổ biến khắp mọi nơi, chẳng hạn như mọc dọc hai bên đường đi, bờ ruộng, vườn nhà, bãi cỏ, khu đất trống/hoang,… Loại cây này thường tập trung nhiều nhất là tại các vùng khí hậu nhiệt đới. Người dân thường dùng chúng như loại rau ăn hàng ngày, về sau này khi lợi ích của chúng được khám phá thì nhiều vùng đã trồng tầm bóp để làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Trái tầm bóp được trẻ con vùng nông thôn yêu thích vì có vị chua chua, thanh mát. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tầm bóp đã được biết đến là vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có công dụng giúp làm mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể và nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Mọi bộ phận của cây tầm bóp, từ rễ đến thân, lá và trái đều có giá trị (dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tầm bóp sau khi phơi khô phải được bảo quản đúng cách trong hộp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Những nơi môi trường ẩm ướt sẽ làm giảm chất lượng của dược liệu này, dẫn đến ô nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.
Qua phân tích thành phần của cây tầm bóp, các nhà khoa học tìm thấy rất nhiều chất khác nhau. Cụ thể:
Thân tầm bóp: Có chứa Physalin A-D và Physagulin A-G, cùng với các ancaloit.
Trái tầm bóp: Chứa rất nhiều dinh dưỡng, bao gồm nước, chất béo, chất xơ, protein, đường, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin C, lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, phốt pho, clo, và natri.
Mọi bộ phận của cây tầm bóp đều chứa chất dinh dưỡng quý giá
Nhờ những thành phần này mà từ lâu cây tầm bóp đã được cho là có khả năng kích thích miễn dịch hiệu quả. Ngoài ra, cây tầm bóp còn có khả năng chống tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu. Chất Physalin B, D, F, G trong tầm bóp mang lại công dụng ức chế sự phát triển của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
Cây tầm bóp có tác dụng gì?
Cây tầm bóp chữa bệnh gì? Dưới đây là những công dụng mà cây tầm bóp mang lại cho sức khỏe chúng ta:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nhờ thành phần giàu vitamin C và axit phenolic mà cây tầm bóp mang lại lợi ích hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch.
Tầm bóp có khả năng giảm mức cholesterol và loại bỏ các gốc tự do có hại nhờ cơ chế hoạt động của nó được ví như lá chắn chống lại các bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ).
Tầm bóp là liều thuốc bảo vệ tim mạch rất hiệu quả
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong cây tầm bóp rất giàu các chất chống oxy hóa, cụ thể như flavonoid, vitamin C và beta-carotene, là những chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Làm sáng mắt và bảo vệ thị lực
Nhờ chứa nhiều vitamin A mà tầm bóp có khả năng bảo vệ mắt bạn khỏi bị khô và duy trì sức khỏe của võng mạc.
Chống viêm, sốt và nhiễm trùng
Cây tầm bóp có tác dụng chống viêm và sốt hiệu quả, đồng thời củng cố hệ thống miễn dịch. Loại thảo dược này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm nên được ứng dụng vào trong điều trị các bệnh như sốt rét, viêm da, viêm khớp và viêm ruột.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cây tầm bóp có tác dụng tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu, mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tầm bóp giúp lượng đường trong máu được ổn định và điều hòa
Tăng cường hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương
Tác dụng tăng cường miễn dịch của cây tầm bóp có được là nhờ chúng chứa thành phần vitamin A và C dồi dào. Các loại vitamin thiết yếu này sẽ giúp củng cố cơ thể bạn, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, cây tầm bóp có tác dụng gì thì chúng còn có khả năng chữa lành vết thương, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn bằng cách tăng cường mô liên kết và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Những bài thuốc từ cây tầm bóp
Sau khi đã biết cây tầm bóp chữa bệnh gì rồi, bạn có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc đơn giản sử dụng chúng trong hỗ trợ điều trị bệnh:
Bài thuốc cho người tiểu đường
Chuẩn bị:
Rễ cây tầm bóp;
Chu sa;
Tim lợn.
Cách thực hiện:
Dùng tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị nấu lên, dùng liên tục trong 7 ngày với liều lượng 1 lần/ngày.
Đây là bài thuốc có công dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc bị sỏi niệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác, đặc biệt là kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ, uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
Khi sử dụng dược liệu nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc
Bài thuốc chữa bệnh hô hấp
Bệnh nhân bị ho khan, viêm họng, có thể thực hiện theo bài thuốc sau: Chuẩn bị tầm bóp khô (khoảng 20gr/lần), sắc lấy nước uống, dùng liên tục trong 4 ngày.
Phương thuốc này sẽ cải thiện đáng kể tình trạng sưng đau họng, ho. Lưu ý là vị thuốc này cũng rất hiệu quả đối với người bị thủy đậu, ban đỏ, lợi tiểu.
Bài thuốc chữa mụn nhọt
Bạn dùng nước muối loãng rửa sạch tầm bóp tươi, để ráo sau đó đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bã tầm bóp giữ lại dùng đắp trên nhọt, đinh râu,…
Bài thuốc này giúp chữa nhọt rất hiệu quả và an toàn, tác dụng cũng rất nhanh.
Cần lưu ý gì khi sử dụng cây tầm bóp trong điều trị và phòng ngừa bệnh?
Như vậy, cây tầm bóp chữa bệnh gì đến đây đã được giải đáp rồi. Tuy nhiên, khi dùng cây tầm bóp để hỗ trợ chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Cây tầm bóp thường bị nhầm lẫn với cây lu lu đực, vốn là loại cây chứa độc tố solanin. Do đó, bạn cần phân biệt chúng để tránh dùng sai dược liệu. Hoa của cây tầm bóp thường mọc đơn độc, quả chín có màu đỏ/vàng còn hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen.
Tuy cây tầm bóp tốt cho nhiều bệnh lý khác nhau nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người dị ứng với cây tầm bóp không nên sử dụng. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ,… thì cần ngưng ngay và đi khám bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp để tránh gây tương tác với nhau. Để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.
Nên lưu ý khi sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc với tầm bóp
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cây tầm bóp cũng như sáng tỏ câu hỏi cây tầm bóp có tác dụng gì. Cũng như tất cả các loại dược liệu khác, việc sử dụng cây tầm bóp vào trong điều trị bệnh cần được tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ/thầy thuốc mới có thể phát huy tối đa hiệu quả. Quan trọng là cây tầm bóp không phải là “tiên dược”, bạn không sử dụng một cách vô tội vạ, nóng vội mà phải đúng cách, đúng bệnh, đúng liều lượng mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe.