Chút chít: Dược liệu cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Chút chít.

Tên khác:

Trút trít; Lưỡi bò; Ngưu thiệt; Dương đề; Gót dê; Trục; Súc quỷ mục; Đông phương túc; Liên trùng lục; Ngốc thái; Dương đề đại hoàng; Thủy hoàng cân; Bại độc thái; Ngưu thiết thái; Kim kiều; Quỷ Phỉ căn; Ngưu đồi; Trư nhĩ đóa; Giả ba thái.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây chút chít | Báo Dân tộc và Phát triển

Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn, thuộc họ Polygonaceae (Rau răm).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo, cao 30 – 50cm, rễ mập khỏe, dài, màu nâu. Thân mọc đứng, có khía dọc, thường phân nhánh ngay gần gốc. Lá mọc so le, những lá ở gốc có kích thước lớn hơn những lá ở phía trên, phiến lá hình mũi mác, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên lượn sóng; bẹ chìa mỏng và trong mờ.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành chùy rộng mang những lá nhỏ suốt chiều dài của chùy; hoa màu vàng lục xếp thành những vòng sít nhau nhất là ở ngọn, bao hoa có 6 mảnh xếp thành hai vòng, những mảnh ở vòng ngoài rụng sớm, 3 mảnh ở vòng trong tồn tại với quả có 1 – 2 răng dài ở mỗi bên mép; nhị 6 đính ở gốc của bao hoa; bầu thượng, hình 3 góc.
Quả nhỏ, bao bọc bởi hoa tồn tại.

Mùa hoa: Tháng 3 – 4, mùa quả: Tháng 5 – 7.

Loài Rumex wallichii Meissn cũng được dùng với công dụng tương tự.

Cây chút chít: Vừa là món rau, vừa là vị thuốc

Hình ảnh cây Chút chít

Phân bố, thu hái, chế biến

Rumex L. là một chi lớn trong họ Polygonacceae gồm những cây thảo sống 1 – 2 năm hay nhiều năm, phân bố rộng rãi ở vùng ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới; một số ít loài ở vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam , có 6 loài đều được dùng làm thuốc. trong đó, đáng chú ý là cây Chút chít, bởi sự phân bố rộng rãi của nó ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng đến vùng trung du và miền núi. Ở vùng núi cao lạnh khoảng 1500m trở lên, hiếm gặp.

Chút chít là cây ưa sáng; thường mọc trên đất ẩm, nhất là các loại ruộng cạn nước, xung quanh bờ ao hồ; bãi sông, ven suối. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc cuối mùa đông: sau 2 – 2,5 tháng sinh trưởng Chút chít đã bắt đầu có hoa. Khi quả già tự mở, hạt thoát ra ngoài, tồn tại qua vụ hè – thu, có khi bị vùi lấp trong đất ẩm hoặc đất bùn nhiều tháng vẫn có khả năng nảy mầm. Vào thời kỳ sinh trưởng mạnh, nếu toàn bộ phần trên mặt đất bị cắt, phần còn lại vẫn tiếp tục tái sinh cây mới.

Rễ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10. Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi khô chóng hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây chút chít | Báo Dân tộc và Phát triển

Vị thuốc thường là những mẩu rễ tròn dài 10 – 20cm, đường kính 1 – 1,5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang có vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn, màu vàng nâu, vùng sinh tầng trông rất rõ. Mùi nhẹ, đặc biệt, vị lúc đầu hơi ngọt sau đắng.

Bộ phận sử dụng

Rễ già của cây Chút chít trên 2 tuổi, bỏ rễ con, rửa sạch, thái thành miếng dày khoảng 0,5 – 1cm, phơi hay sấy khô.

Lá cũng được dùng.

Thành phần hoá học

Trong rễ và lá Chút chít có anthraglucosid. Tỷ lệ anthraglucosid toàn phần trung bình là 3 – 3,4% trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.

Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. Trong một loài Rumex japonicus Meins, người ta đã xác định thành phần anthraglucosid là axit chrysophanic và emodin.

Cây lưỡi bò (chút chít): cây thuốc trị táo bón - Yte123.com

Rễ và lá Chút chít có anthraglucosid

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Chút chít có vị đắng, tính hàn, quy kinh Vị, Tràng. Chúng có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, sát trùng.
Thí nghiệm tác dụng cao lỏng và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch có tác dụng là tăng trương lực, biên độ co bóp và tần số co bóp của ruột.

Lá sát vào những chỗ hắc lào đã rửa sạch, hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay trị các mụn ghẻ. Có thể dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng hay chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém, ăn uống chậm tiêu, vàng da, lở ngứa, mụn nhọt.

Theo y học hiện đại

Dịch chiết bằng ethanol của cây Chút chít có tác dụng ức chế nấm tóc, phần tan trong nước không có tác dụng.

Cây Chút chít chữa tiêu hóa kém

Liều dùng & cách dùng

Rễ Chút chít được sử dụng để làm thuốc nhuận tràng, tẩy xổ, chữa táo bón, bí đại tiện.

Liều dùng để nhuận tràng: 1 – 3g, tẩy xổ: 4 – 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc pha hay thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Trong nhân dân trước đây vẫn dùng lá sát vào những chỗ hắc lào đã rửa sạch, hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay trị các mụn ghẻ.

Bài thuốc kinh nghiệm

Thuốc chữa bí đại tiện

Rễ tươi chút chít 8 – 12g nhai sống hay sắc nước uống. Trong trường hợp bệnh cấp tính, dùng chút chít 10g, chỉ xác 8g, mộc thông 8g, sắc nước uống. Nếu sau một giờ chưa đi ngoài thì sắc nước thứ hai uống tiếp.

Thuốc tẩy

Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.

Viên chút chít nhuận tràng

Mỗi viên chút chít có bột chút chít 0,50g, bột Cam (hảo 0,30g, Diêm sinh đã rửa 0.15g, bột Hồi 0,04g. Muốn có tác dụng nhuận tràng, ngày uống 1 – 2 viên, tác dụng tẩy: 3 – 6 viên hay 8 viên. Uống vào buổi tối.

Thuốc hắc lào

Bột rễ Chút chít 100g, rượu 600 – 500ml. Ngâm 10 ngày lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã rửa sạch. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. Ngoài Rumex wallichii, trong nước ta còn loài di thực. Có thể dùng như Chút chít.

Chút chít dùng để chữa hắc lào

Lưu ý

Những người đang bị hư hàn hay tiêu chảy không nên dùng Chút chít.