Nội dung bài viết
Mô tả dược liệu Mâm xôi1. Đặc điểm sinh thái2. Bộ phận sử dụng dược liệu3. Phân bố4. Thu hái – Sơ chế5. Bảo quản dược liệu6. Thành phần hóa họcVị thuốc Mâm xôi1. Tính vị2. Quy kinh3. Tác dụng dược lý4. Cách dùng – Liều lượngBài thuốc sử dụng Mâm xôiQuả Mâm xôi hay còn gọi là Phúc bồn tử thường được sử dụng rộng rãi để điều trị liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lao lực mệt mỏi, mờ mắt, hiếm muộn chậm sinh con. Ngoài ra, quả Mâm xôi cũng được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu viêm, tán ứ, hoạt huyết.
Hình ảnh cây Mâm xôi hay còn gọi là cây Phúc bồn tửTên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Mắc hủ (dân tộc Tày), Co hủ (dân tộc Thái), Ghìm búa (dân tộc Dao)Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L)Họ: Hoa hồng – Rosaceae
Mô tả dược liệu Mâm xôi
1. Đặc điểm sinh thái
Cây Phúc bồn tử là cây nhỏ, kích thước nhỏ, mọc trườn, thân cành, cuống lá, cuống hoa có nhiều gai nhỏ. Lá cây mọc đơn, so le, có cuống dài, phiến lá chia thành 5 thùy không đều nhau. Gân lá hình chân vịt, mép có răng cưa không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông, mặt dưới phủ lông mềm màu xám.Cụm hoa Phúc bồn tử thường hay mọc thành chùm ở các nách lá, có màu hồng. Quả hình cầu, bao gồm nhiều hạch tụ lại thành hình dáng quả. Khi chín quả có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 2 – 3, mùa quả vào tháng 5 – 7.
2. Bộ phận sử dụng dược liệu
Quả, cành, lá và rễ Mâm xôi được sử dùng để làm thuốc.
Cả rễ, quả, cành, lá cây Mâm xôi đều được ứng dụng để làm thuốc
3. Phân bố
Cây Mâm xôi mọc hoang ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu.Ở nước tá, Phúc bồn tử thường được tìm thấy ở các vùng núi, đường đi, rừng thưa, tuy nhiên cây phổ biến ở miền Bắc hơn miền Nam.
4. Thu hái – Sơ chế
Quả Mâm xôi thu hái khi chín, vào khoảng tháng 5 – 7. Có thể dùng ăn hoặc làm mứt.Cành lá có thể thu hái quanh năm, thái thành đoạn ngắn, phơi khô, bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản dược liệu
Quả Phúc bồn tử có thể bảo quản lạnh để dùng dần. Cành lá sau khi phơi, sấy khô nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.
6. Thành phần hóa học
Quả Mâm xôi có chứa một số thành phần phổ biến như:Vitamin CVitamin EPectinAcid ellagicFructozCác loại Axit hữu cơ khácLá cây Phúc bồn tử có chứa Tanin.
Vị thuốc Mâm xôi
Vị thuốc Phúc bồn tử tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm
1. Tính vị
Quả Mâm xôi có vị ngọt nhạt, tính bình, không chứa độc.Cành, lá, rễ tính bình, vị the.
2. Quy kinh
Quả quy về kinh Can, Vị
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:Tác dụng chống oxy hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.Tác dụng điều trị, phòng ngừa các bệnh tiết niệu, chống nhiễm trùng đường tiểu, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng E. coli.Tăng khả năng, sức mạnh tình dục, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và hỗ trợ sức khỏe của tinh trùng.Tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa tổn thương não và mất trí nhớ có liên quan đến quá trình lão hóa.
Tăng cường sức khỏe mô và mạch máu, giúp phục hồi làn da, tái tạo tế bào xương, dây chằng và mạch máu.Tác dụng chống viêm, đặc biệt là ở dạ dày và ruột, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày.Tăng cường hệ thống miễn dịch và tránh tình trạng nhiễm trùng hiếm.Tăng cường sức khỏe của mắt, bảo vệ màng sản xuất thủy dịch, tránh khô mắt và tăng cường thị lực.Tốt cho người bị đái tháo đường nhờ vào Tiliroside, Fructose và chỉ số đường huyết thấp.Theo y học cổ truyền:
Hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, thanh nhiệt.Bổ thận, tráng dương, tăng cường sức mạnh, giữ tinh khí, tăng sức mạnh tinh trùng.Ích tinh, thận tàng tinh, thận nạo khí, giúp tinh khí luôn đầy đủ.Tác dụng của Phúc bồn tử:Ngăn ngừa và điều trị béo phìChống xơ vữa động mạchGiảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành timBảo vệ tế bào ganỔn định đường huyếtNgăn ngừa sỏi thậnĐiều trị nam giới thận hư tinh khô, liệt dương, hiếm muộn.Hỗ trợ nữ giới chậm con, muộn con.
4. Cách dùng – Liều lượng
Quả Mâm xôi có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, dùng khô, chế biến thành mứt, ngâm rượu. Cành, lá, rễ có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.Liều lượng sử dụng khuyến cáo: quả 10 – 30 g, cành lá 30 – 40 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Mâm xôi
Công dụng của Mâm xôi thường bao gồm tăng cường chức năng sinh lý, hiếm muộn1. Điều trị sưng gan, viêm gan mạn tính, viêm sưng tuyến vúSử dụng cành lá cây Mâm xôi 30 – 40 g, cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị đều 15 – 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống.2. Chữa sạn thậnSử dụng quả Phúc bồn tử mỗi ngày có thể làm giảm một lượng lớn Canxi trong nước tiểu. Điều này góp phần điều trị và ngăn ngừa tình trạng sỏi thận, sạn thận.3. Điều trị viêm loét miệng, viêm gan cấp và mạn tính, viêm tuyến vúSử dụng cành, lá cây Mâm xôi 30 g, Kim anh, Ba kích, mỗi vị 10 – 15 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
4. Điều trị tiểu tiện nhiều do thận hư, liệt dương, di tinhDùng Phúc bồn tử 12 g, Hải sâm 200 g ngâm mềm, rửa sạch, thái nhỏ, thịt dê 150 g rửa sạch, thái lát, Ích trí nhân 12 g, Nhục quế, gia vị vừa đủ.Trước tiên dùng Phúc bồn tử và Ích trí nhân, sắc thành thuốc, bỏ bã. Dùng nước nấu nấu thịt Dê, Hải sâm, Nhục quế, đun nhỏ lửa. Đến khi nhừ thì gia thêm gia vị vừa ăn, dùng khi còn nóng.5. Điều trị di tinh, lưng gối mỏi yếu, hư thận gây tay chân lạnh, di tinh, hoạt tinhSử dụng Phúc bồn tử, Ba kích, Thỏ ty tử, mỗi vị đều 15 g, dùng ngâm trong 250 ml rượu gạo, sau 7 ngày là dùng được. Mỗi lần sử dụng 20 – 30 ml.
6. Điều trị phụ nữ khí hư nhiều, muộn con, nam giới di tinh, khí dương suy dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớmDùng Phúc bồn tử 10 – 15 g, Thỏ tỷ tử 30 – 45 g, chim Sẻ 5 con, Câu kỷ tử 20 – 30 g, gạo tẻ 100 g và các loại gia vị vừa đủ.Mang tất các các nguyên liệu nấu thành cháo, chia thành nhiều lần dùng ăn trong ngày.7. Trị chứng liệt dương, di tinh, muộn con do thận hưSử dụng Mâm xôi, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Xa tiền tử, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sấy khô, tán thành bột mịn, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 6 g với nước ấm, ngày dùng 2 lần.8. Điều trị suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới, số lượng chất lượng tinh trùng kém, nữ giới âm đạo khô rátSử dụng Phúc bồn tử, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Tang tầm, Tây dương sâm, đường phèn, mỗi vị 150 g, ngâm với 1.500 ml rượu gạo.
Đậy kín, để ở nơi thoáng mát, sau 3 tuần là có thể sử dụng được. mỗi lần dùng một cốc nhỏ, khoảng 20 ml.9. Điều trị chứng tiểu nhiều lần, đặc biệt ở ở người cao tuổiSử dụng Phúc bồn tử, Ích trí nhân, Tang phiêu tiêu, Sơn thù du, mỗi vị 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.10. Bài thuốc điều trị mộng tinh, di tinhSử dụng Phúc bồn tử, Sơn thù du, Long cốt, Khiếm thực, Liên tu, Sa uyển tử, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày 1 thang.
11. Chữa xuất tinh sớm, lưng đau mỏi gối, tảo tiết, khí hư ra nhiềuSử dụng Phúc bồn tử, Tỏa dương, mỗi vị đều 10 g, Đảng sâm, Hoài sơn, mỗi vị đều 12 g, Hồng trà 3 g, hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút, dùng uống thay trà.Mâm xôi là dược liệu phù hợp để bổ sung sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý trong cơ thể. Việc sử dụng quả Mâm xôi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu của bài thuốc sử dụng. Mặc dù rất bổ dưỡng, tuy nhiên người bệnh cũng không nên lạm dùng quả Mâm xôi. Nếu cần sử dụng lâu dài hoặc với số lượng lớn, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.