Chùm ruột

Chùm ruột hay tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc là một loại cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Ngoài được dùng để ăn sống, nấu chín, làm cảnh thì chùm ruột còn là cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhức đầu, ho, các bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ loét, lở ngứa.

+ Tên gọi khác: Tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc+ Tên khoa học: Phyllanthus distichus Muell, Arg.+ Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Mô tả về cây chùm ruột

Chùm ruột có tên khoa học là Phyllanthus distichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L).

1. Đặc điểm thực vật

Chùm ruột thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, là loài cây duy nhất mà trái có thể ăn được trong họ này. Có nguồn gốc từ vùng Madagascar và phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Chùm ruột là cây nhỏ, thân nhẵn, cành có vỏ màu xám nhạt, trên cành có nhiều vết sẹo của lá cũ. Cành non màu xanh nhạt, lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh dưới, mặt dưới nhạt hơn.Lá của cây chùm ruột dài 4 – 5cm, rộng 18 – 20mm, cuống tù hoặc hơi tròn, đầu phiến lá nhọn. Hoa mọc thành xim đơm nhị lệ trên cành nhỏ, thường tụ thành từng cụm gồm 4 – 7 hoa, cành hoa dài 6 – 15cm ở những kẽ lá đã rụng. quả nang, 4 mảnh, có màu đen nhạt khi chín, đường kính quả 5mm, đài hơi đồng trưởng, cuống dài khoảng 7mm.

2. Phân bố

Chùm ruột là cây mọc hoang, có mọc và được trồng tại Lào và nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ và đảo Mangat. Ở Việt Nam, chùm ruột thường được một vài nhà ở miền Bắc trồng làm cảnh, ở miền Nam, loại cây này thường mọc hoang và được trồng để ăn quả.

3. Bộ phận dùng, cách thu hái

Chùm ruột ra hoa vào tháng 3 – 5, ra quả vào tháng 6 – 8. Theo y học cổ truyền cả rễ, lá thân và quả của chùm ruột đều có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, chùm ruột là một trong những thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da.Có thể thu hái lá, vỏ thân, vỏ rễ của chùm ruột quanh năm. Thu hái hoa vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Thu hái quả lúc chưa chín trong thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8.

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, chùm ruột có các thành phần sau:Quả chùm ruột: Chứa 89 – 91% nước; 0,73 – 0,90% protit; 0,61 – 0,76% liptit; 5,89 – 7,20% gluxit; độ chua do có chứa acid axetic chừng 1,7%, độ tro chừng 0,52  – 0,84%. Ngoài ra, trong quả chùm ruột còn chứa 40mg vitamin C trong 100g quả và cũng rất giàu chất xơ.Vỏ rễ: Chứa Saponin, Acide Galic, Tanin, một số hợp chất Triterpen như Phyllanthol, B-Amyrin và chứa nhiều acid Phenol. Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Tuy nhiên được biệt, vỏ cây và rễ chùm ruột chữa rất nhiều độc tố, tuyệt đối không được uống.

Vị thuốc chùm ruột

Chùm ruột có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan bổ máu

Chùm ruột có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan bổ máu, cải thiện chứng năng ganChùm ruột là loại cây có thể làm thuốc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chữa đau đầu, táo bón và hỗ trợ điều trị các bệnh về da.

Tính vị

Hầu như mọi bộ phận của cây chùm ruột điều có tác dụng chữa bệnh nhưng phổ biến nhất là quả và lá. Tính vị cụ thể bao gồm:Quả: Vị chua ngọt, tính mátLá: Vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn caoRễ: Tính nóng, dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc

Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, chùm ruột có tác dụng:Quả có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan bổ máu, có tác dụng tích cực với bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý về gan. Giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. Lá và rễ tính nóng, rễ độc, có tác dụng tan ứ huyết, tiêu đờm, tiêu độc, sát trùng, chống nọc độc rắn. Lá cây khi nấu chín còn giúp trị mụn nhọt, hút mủ mụn. Nhai lá chùm ruột giúp chữa viêm họng, viêm miệng. Dùng nước lá đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh lý ngoài da.Thân có khả năng hạ sốt nhanh, vỏ cây có thể tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm từ vỏ thân cây có thể chữa thối tai tiêu mủ, chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.

Cách dùng và liều lượng

Chùm ruột thường được dùng ở nhiều dạng. Trong đó lá cây có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi ngoài da, nấu lấy nước để tắm. Vỏ thân cây thường được phơi khô, tán bột và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Quả được ép lấy nước, dùng dưới dạng nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt.

Các bài thuốc sử dụng chùm ruột

Chùm ruột được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Chùm ruột được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnhChùm ruột được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, có thể kể đến như:

1. Bài thuốc chữa lở ngứa, vết thương ngoài da

Chuẩn bị một ít vỏ thân cây chùm ruột, phơi khôTán thành bột, chưng với dầu dừaBôi ngoài da đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng mề đay, ghẻ loét lở ngứa cải thiện.

2. Bài thuốc chữa hen suyễn

Lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, 1 nắm hạt đậu biết, 8 quả long nhãn rửa sạch, nghiền nhỏ, trộn đều.Cho vào ấm chuyên dụng, thêm 2 tách nước, đun đến khi thấy nước cạn còn ⅓ thì tắt bếpĐể hơi nguội, chắt lấy nước, có thể thêm ít đường cho dễ uống, dùng 1 – 2 lần/ngày.

3. Ngâm rượu chùm ruột

Lấy vỏ chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn, ngâm với rượu trắng nồng độ caoCứ 200g bột chùm ruột ngâm với 1 lít rượu, để trong 10 ngày là sử dụng được.Rượu chùm ruột nhỏ có tác dụng chữa thôi tai tiêu mủ, chữa ghẻ lở, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng đau họng. Đặc biệt loại rượu ngâm này còn chữa được bệnh vảy nến.Cách sử dụng:Đối với bệnh về tai dùng theo đường nhỏĐau răng, đau họng thì ngậm trong 5 – 10 phút thì nhổ ra, súc lại bằng nướcVết thương, lở loét ngoài da thì dùng rượu này để bôi

4. Bài thuốc chữa suy yếu tim

Lấy 1 phần vỏ thân chùm ruột, 2 phần vỏ thân vông đồngSắc 2 nguyên liệu này sao cho cô đặcKhi dùng, hòa với một ít rượu trắng, uống 2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần uống.

5. Bài thuốc chữa táo bón

Lấy hạt chùm ruột, phơi khô, xay thành bột nhuyễnDùng ¾ muỗng bột xay từ hạt chùm ruột hãm với ½ tách nước nóngĐể hơi nguội thì hòa thêm 1 muỗng mật ong, khuấy đều, uống 2 lần/ngày.

6. Bài thuốc chữa đau nhức

Lấy một ít lá chùm ruột tươi rửa sạch, để ráo nướcGiã nát cùng vài hạt tiêu, đắp vào chỗ đau Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.

7. Bài thuốc chữa lở ngứa dữ dội

Chuẩn bị một ít vỏ tầm ruột, lá me chua, đọt ổ, đọt chuối sứ với lượng bằng nhauCho vào nồi, thêm nước nấu một lần rồi cho vào một cục phèn chua bằng ngón tay cáiThấy sôi thì nhắc xuống để nguội, dùng nước này tắm hoặc thoa vào chỗ ngứa, để vậy cho khô.

Cách làm mứt quả chùm ruột

món ăn yêu thích của nhiều người

Loại mứt quả này là món ăn yêu thích của nhiều ngườiQuả chùm ruột già thường được dùng để làm mứt, khi ăn có vị chua thanh, ngọt, được cả trẻ con và người lớn yêu thích.Cách thực hiện:Chuẩn bị 1kg chùm ruột (ngọt hoặc chua càng tốt), 700g đường cátĐầu tiên, cho chùm ruột tươi vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 ngày cho đông cứng lại rồi đem ra ngoài ra đông tự nhiênKhi chùm ruột mềm, đem vắt cho ra nước chua, nên vắt kỹ để tránh tình trạng mứt bị dẻoCho 700g đường vào 1kg chùm ruột, trộn đều, phơi nắng cho đường tan hết. Khi phơi nên trùm lại cho đảm bảo vệ sinh.Sau khi đường tan hết thì cho lên chảo, sên đều tay, đậy nắp lại cho có màu, để lửa vừa.Kiểm tra thấy màu hơi đậm, nước cạn thì nhắc xuống, cho ra mâm phơi 1 buổi là được.

Lưu ý khi dùng chùm ruột

Như vậy nếu bạn thắc mắc chùm ruột trị bệnh gì thì câu trả lời là loại cây này được dùng để trị nhiều bệnh. Nó có thể chữa đau lưng, suy yếu tim, lở ngứa, ghẻ loét, mề đay; trị xơ nang phổi; hỗ trợ trị huyết áp cao, tiêu chảy, táo bón… Mặc dù nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý:Vỏ và rễ chùm ruột chứa nhiều độc tố nên tuyệt đối không được uống hay tiếp xúc bằng đường miệng.Nếu uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây nhẹ thì chỉ váng vất, nhức đầu, nặng thì đau bụng dữ dội thậm chí gây t/ử v/ong.

Lá và trái chùm ruột thường được dùng để kho cá, nướng tép. Tuy nhiên khi nướng tuyệt đối không bẻ nhánh chùm ruột để nướng hoặc gắp thức ăn.Ngoài ra, những người mắc bệnh gút và sỏi thận cũng không được ăn quả chùm ruột vì chúng rất giàu acid oxalic. Trên đây là một số thông tin về cây, quả chùm ruột và các công dụng của nó. Mặc dù loại cây này có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác hại không mong muốn. Đặc biệt, vỏ và rễ của chùm ruột cực kỳ độc, do đó cần hết sức cẩn thận khi sử dụng hai bộ phận này.