Rau đay: ‘Thần dược’ tuyệt vời từ lá đến hạt

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

1. Có những loại rau đay nào?
Rau đay có ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở Việt Nam có hai loại rau đay phổ biến là rau đay đỏ (rau đay tía) và rau đay xanh (cũng có nơi gọi là rau đay trắng). Rau đay đỏ được trồng rất lâu trước kia ở Việt Nam với đặc điểm thân cây màu đỏ tía. Còn rau trắng mới được trồng ở Việt Nam.
Rau đay đỏ được đặt với tên khoa học là rau đay quả tròn (Corchorus capsularis L.) và rau đay quả dài (Corchorus olitorius L.) là rau đay trắng. Một số người thường chọn mua rau đay đỏ non mềm, lá, cọng nhỏ vì cho rằng rau đay đỏ không có vị hơi đắng như loại rau đay trắng.

Nói đến rau đay, đặc trưng đầu tiên là loại rau rất nhớt, khi rửa nếu vò mạnh tay hoặc thái nhỏ thì độ nhớt càng nhiều. Nhưng thực tế nhiều người mê mẩn bát canh rau đay nấu cua, cáy hoặc tép khô càng nhớt càng đưa cơm.
Mặc dù là loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng biết về lợi ích dinh dưỡng của loại rau có độ nhớt đặc biệt này.
Rau đay.
2. Thành phần dinh dưỡng của rau đay
Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Các loại rau như rau đay, rau dền, rau ngót là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 – 64 – 52mg%), hàm lượng sắt (2,8 – 2,5 – 2,1mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác (3 – 6 g%).


Ngoài những lợi ích phổ biến của rau đay mà nhiều người biết như hỗ trợ trị táo bón, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, lợi sữa, thanh nhiệt giải độc thì rau đay còn có những “bí mật”. Theo BS. Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y, rau đay đứng trong top đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3).

Rau đay ít calo và chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A và C, riboflavin, folate và sắt. Rau đay khi nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn.
Ngoài công dụng ẩm thực, lá đay còn được sử dụng cho mục đích y học trong chữa bệnh Ayurveda trong nhiều thế kỷ.
3. Một số lợi ích của rau đay
Rau đay chứa nhiều vitamin K
Vitamin này rất hữu ích trong quá trình đông máu. Nó cũng giúp giảm nguy cơ vàng da và kém hấp thụ chất dinh dưỡng.

Rau đay có hàm lượng vitamin B6 cao
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống kém thường ảnh hưởng đến mắt. Nghiên cứu cho thấy vitamin B6, folate và các vitamin khác giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Rau đay có chứa vitamin B6, ăn rau đay có tác dụng tốt cho mắt.
Rau đay chứa sắt
Rau đay rất giàu chất sắt, chứa một lượng lớn 2,73 mg sắt. Đây là khoảng 34,13% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Lá rau đay chứa vitamin A
Vitamin A rất tốt cho việc đẩy nhanh quá trình chữa lành và tái tạo da. Rau đay có rất nhiều vitamin A rất tốt cho sự phát triển của tế bào và sức khỏe của da.
Ăn rau đay để nhận vitamin C
Lá đay chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong quá trình này, nó cải thiện khả năng chống lại virus và cảm lạnh của cơ thể. Khi bổ sung vitamin C khi bị cúm hoặc cảm lạnh, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng.


Rua đay nấu cua là món ăn đưa cơm trong ngày hè. Ảnh: Kim Oanh.
Có hàm lượng omega -3 trong rau đay
Chất béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Chất béo omega-3 cũng có thể được tìm thấy trong rau đay, một nghiên cứu cho thấy lá rau đay có hàm lượng chất béo omega-3 cao nhất so với bất kỳ loại rau nào được báo cáo.
Tuy nhiên rau đay chỉ cung cấp acid alpha-linolenic (ALA), được chuyển đổi thành acid eicosapentaenoic (EPA) và aid docosahexaenoic (DHA) – các dạng hoạt động mà cơ thể cần với tỷ lệ chuyển đổi thấp, ở mức 5-8%, vì vậy hãy coi lá đay là chất đóng góp khiêm tốn vào lượng omega-3 tổng thể chứ không phải là một nguồn mạnh.

Rau đay cũng chứa lycopene
Đây là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương do oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hàm lượng lycopene của chúng có thể thay đổi tùy theo phương pháp chuẩn bị. Lá đay nấu chín và lá đay già có hàm lượng cao hơn.
Vitamin B9
Lá đay có vitamin B9, đây là loại vitamin giúp giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Rau đay chứa 90 microgram vitamin B9. Đây là khoảng 22,50% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Canxi trong rau đay giúp xương và răng chắc khỏe
Canxi giúp bảo vệ răng và giữ cho xương hàm chắc khỏe trong suốt thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Lá rau đay có nhiều canxi và magie, hai khoáng chất cần thiết cho các chức năng cơ thể hàng ngày. Sự kết hợp của cả hai khoáng chất này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, vì chúng hoạt động song song để giúp hình thành, duy trì xương và răng chắc khỏe.


Hàm lượng magie trong rau đay tốt cho người hen suyễn
Nếu bạn bị hen suyễn, bạn có thể bình thường hóa nhịp thở bằng cách đáp ứng lượng magie hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn rau đay có chứa nhiều magie. Nó sẽ giúp giảm bớt tình trạng khó thở và thở khò khè.
Giảm mức cholesterol xấu
Các nghiên cứu cho thấy đồng giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giúp tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. Rau đay chứa 0,222 mg đồng. Đây là khoảng 24,67% lượng khuyến nghị hàng ngày cho một người lớn bình thường.

Cải thiện sức khỏe của da và tóc
Vitamin B2 giúp duy trì mức độ collagen khỏe mạnh, từ đó mang lại mái tóc và làn da khỏe mạnh. Collagen cần thiết để duy trì làn da và mái tóc trẻ trung. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn và đường nhăn. Sự thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến vẻ ngoài già nua.
Hỗ trợ ngừa viêm gan
Lá đay có thể có tác dụng chống viêm gan. Một nghiên cứu đã kiểm tra những con chuột ăn lá đay hàng ngày trong 30 ngày. Vào cuối gia đoạn nghiên cứu, chuột đã cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở gan.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên chuột không nhất thiết phải được áp dụng cho sức khỏe con người, vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người.