Khế chua ngâm đường phèn là bài thuốc dân gian rất nổi tiếng với công dụng giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm họng và tốt cho xương khớp. Trong bài viết hôm nay,
Trong dân gian, sử dụng khế chua ngâm đường phèn là cách rất tốt để giảm viêm họng, trị ho và ổn định sức khỏe xương khớp. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc dân gian này,
Tác dụng của khế chua ngâm đường phèn
Để hiểu rõ hơn về công dụng của khế chua ngâm đường phèn, bạn cũng cần nắm rõ thông tin dinh dưỡng cũng như lợi ích của 2 nguyên liệu chính là khế chua và đường phèn.
Công dụng của khế chua
Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola thuộc họ cây Chua me đất và trong dân gian, khế chua còn được gọi là ngũ liễm tử hoặc ngũ lăng tử. Theo nghiên cứu, quả khế chua có chứa hàm lượng axit oxalic 1% cùng nhiều khoáng chất như canxi, sắt, natri, vitamin A, vitamin C, vitamin B2,… nên rất tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Những lợi ích mà quả khế chua đem lại gồm có:
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong khế chua nói chung và khế chua ngâm đường phèn nói riêng đều có chứa hàm lượng chất xơ lớn rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả và tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, giảm thiểu táo bón, nhiễm khuẩn,…
Giảm cân: Quả khế chua có lượng calo tương đối thấp nhưng nhiều chất xơ nên thích hợp dùng trong quá trình giảm cân, giúp tạo cảm giác no lâu và tránh thèm ăn vặt.
Giảm đau: Quả khế chua được chứng minh có chứa nhiều magie giúp cơ thể điều hòa hiệu quả cơn đau, điển hình như đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng hay đau xương khớp, đau do chuột rút,…
Kháng khuẩn: Theo các báo cáo khoa học, khế chua có đặc tính kháng khuẩn nên có lợi cho quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kháng viêm: Quả khế chua có các chất kháng viêm quan trọng gồm vitamin C, saponin, flavonoid,… nên được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh.
Khế chua chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chữa ho,…
Công dụng của đường phèn
Là 1 trong 2 nguyên liệu không thể thiếu khi làm khế chua ngâm đường phèn, đường phèn cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe như:
Tốt cho tỳ và phế: Trong Đông y, đường phèn được đánh giá là vị thuốc ích trung, hòa vị nhuận phế nên rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm phế quản, đau rát họng, ho khan, đau đầu, chóng mặt,…
Giải nhiệt cơ thể: Đường phèn là loại đường đơn dưới dạng glucose có công dụng giảm căng thẳng, giải nhiệt và hỗ trợ cơ thể hoạt động tốt hơn.
Trị ho và viêm họng: Theo Đông y, đường phèn có mặt trong nhiều bài thuốc trị ho và viêm họng với hiệu quả cao, được nhiều người tin dùng. Bạn có thể dùng khế chua ngâm đường phèn hoặc đường phèn ngâm chanh, quất,… để dịu cơn ho, giảm viêm họng.
Sử dụng khế chua ngâm đường phèn có tác dụng gì?
Sau khi tìm hiểu công dụng của khế chua và đường phèn có thể thấy đây đều là nguyên liệu tốt cho sức khỏe, được xem như vị thuốc trong Đông y. Vậy khế chua ngâm đường phèn có tác dụng gì? Quả khế thường có vị chua chua ngọt ngọt, tính bình và mọng nước, rất giàu vitamin C, B cùng chất khoáng như kali, magie, sắt, kẽm,… có nhiều lợi ích đối với bệnh tim mạch, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân và duy trì làn da tươi sáng, thị lực tốt.
Nước khế chua ngâm đường phèn – Bài thuốc giảm ho, chữa viêm họng hiệu quả
Theo các chuyên gia, khế chua ngâm đường phèn là bài thuốc lâu đời được sử dụng để tiêu đờm, trừ phong thấp, điều trị các cơn ho dai dẳng, ho có đờm và giảm thiểu triệu chứng đau mỏi xương khớp, viêm khớp vô cùng hiệu quả.
Cách ngâm khế chua với đường phèn
Để sử dụng đạt hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe, bạn cần làm khế chua ngâm đường phèn đúng cách theo hướng dẫn sau.
Nguyên liệu:
1kg khế chua;
200g đường phèn;
1 củ gừng nhỏ;
1 lọ thủy tinh.
Cách làm:
Khế chua sau khi mua về bạn đem rửa sạch nhiều lần với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng 2 – 5 phút rồi vớt ra để ráo, cắt thành từng lát mỏng.
Gừng đem rửa sạch rồi thái sợi mảnh hoặc băm nhỏ đều được.
Bắc nồi lên bếp, cho đường phèn và nước vào nấu đến khi thấy đường tan hoàn toàn và sôi lên thì tắt bếp, để nguội.
Tiệt trùng lọ thủy tinh bằng cách trụng qua nước sôi và để ráo.
Lần lượt xếp các lát khế và gừng đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh, sau đó đổ nước đường phèn vào rồi đậy kín lọ.
Để lọ khế chua ngâm đường phèn ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp 3 – 5 ngày là có thể sử dụng.
Khi bị ho, bạn nên chia khế chua ngâm đường phèn thành 3 ly nhỏ tương ứng với 3 lần dùng, uống sau khi ăn bữa chính và dùng liên tục 7 – 10 ngày để nhận thấy công dụng trị ho, giảm đau xương khớp.
Nên thái khế thành lát mỏng để rút ngắn thời gian ngâm
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng khế chua ngâm đường phèn
Tuy rằng khế chua ngâm đường phèn là bài thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng bạn vẫn nên lưu ý những điều sau:
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử bệnh đau dạ dày không nên dùng khế chua ngâm đường phèn.
Khi sử dụng bạn nên pha 1 thìa khế chua ngâm đường phèn với nước ấm và vài giọt mật ong sẽ tốt hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Bệnh nhân bị ho, viêm họng giai đoạn đầu nên kiên trì uống khế chua ngâm đường phèn ít nhất 7 ngày để nhận thấy công dụng.
Bài thuốc khế chua ngâm đường phèn chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh viêm họng nhẹ và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khế chua có chứa axit oxalic – một trong những nguyên nhân gây sỏi thận nên người thận yếu không nên dùng khế chua ngâm đường phèn, người khỏe mạnh bình thường cũng nên tránh lạm dụng bài thuốc này.
Bệnh nhân tiểu đường lưu ý không uống quá nhiều khế chua ngâm đường phèn và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Người đau dạ dày nên tránh dùng khế chua
Hy vọng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về bài thuốc dân gian khế chua ngâm đường phèn trị viêm họng, ho khan, ho có đờm,… Khi chọn mua khế bạn nên ưu tiên những quả khế còn xanh có vị chua nhiều sẽ tốt hơn khế chín và không chọn mua những quả khế đã có dấu hiệu dập nát, hư hỏng,.
Khế chua chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B, vitamin C, chất xơ… giúp cải thiện sức khỏe.
Khế chua ngâm đường phèn giúp trị ho. Ngoài ra, khế chua ngâm đường phèn chữa đau nhức xương khớp….
Trái khế có vị chua chua, ngọt ngọt rất độc đáo và hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích. Khế có màu xanh hoặc màu vàng và gồm hai loại là khế ngọt và khế chua. Khế ngọt khi chín cũng có màu xanh đặc trưng và mọng nước. Khế chua khi chín thường có màu vàng. Quả khế không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn là nguồn giàu vitamin C và vitamin B. Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm.