Hấp lê với đường phèn để trị ho là bài thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng. Món ăn vừa dễ làm vừa ngon miệng lại vừa dễ mua tại chợ hoặc siêu thị gần nhà. Thực hiện theo các bước dưới đây để có món lê hấp thơm ngon trị ho hiệu quả nhé.
Công dụng của lê hấp đường phèn
Ho là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ho như dị ứng, tác nhân môi trường hay các bệnh lý hô hấp. Để trị ho hiệu quả bên cạnh dùng thuốc Tây thì bạn có thể kết hợp các biện pháp dân gian dưới đây để hỗ trợ chữa trị nhanh chóng hơn.
Lê hấp đường phèn trị ho phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ em đến phụ nữ mang thai cũng có thể ăn lê hấp với đường phèn. Sở dĩ món này được nhiều người yêu thích và giúp giảm ho hiệu quả chủ yếu nhờ vào công dụng của lê đối với sức khỏe con người.
Lê là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo đông y, lê có tính giải nhiệt, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giảm ho. Chính vì những công dụng đó lê từ lâu đã được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm,…
Trong lê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, axit amin và chất chống oxy hóa. Nhờ đó lê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là giúp cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Điều trị ho bằng cách ăn lê hấp với đường phèn là bài thuốc làm giảm đau rát cổ họng hữu hiệu.
Lê hấp đường phèn trị ho là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng
Các cách lê hấp đường phèn trị ho
Lê hấp đường phèn trị ho rất dễ, nguyên liệu các bạn có thể sử dụng là lê và đường phèn có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để làm món lê thơm ngon hơn và tăng hiệu quả trị ho.
Cách hấp lê với đường phèn
Lê chưng đường phèn là một trong những món ăn thanh nhiệt cho mùa hè được nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, theo y học cổ truyền, đây còn là phương pháp giúp giảm đờm và giảm ho hiệu quả do cảm lạnh. Món ăn này làm khá đơn giản và an toàn cho tất cả người dùng. Để kiểm soát các triệu chứng ho ở trẻ, ba mẹ có thể chế biến món lê chưng đường phèn để trị ho theo các bước sau:
Chuẩn bị 1 quả lê tươi mọng nước và một ít đường phèn.
Lê ngâm trong nước muối loãng trong vài phút rồi rửa lại với nước cho đến khi sạch.
Sau đó, cắt nửa trên của quả lê, dùng thìa nạo hết phần thịt bên trong.
Cho đường phèn, rồi cho quả lê vào tô để hấp cách thủy. Đun trên bếp cho đến khi lê mềm, đường phèn tan hết là được.
Lấy lê ra và thưởng thức khi còn ấm sẽ có hiệu quả hơn, sử dụng cách này 1 lần/ngày giúp giảm đau rát hiệu quả, cải thiện tình trạng ho, khản tiếng.
Hấp lê với đường phèn làm giảm đau rát họng nhanh chóng
Lê hấp đường phèn với kỷ tử
Các nghiên cứu y học cho thấy việc sử dụng lê chưng kỷ tử liên tục trong 4 tuần có thể giúp người bệnh giảm đáng kể viêm phổi. Ngoài ra nó còn kích thích các tế bào bạch cầu được kích hoạt để chống lại một số bệnh liên quan đến bệnh cúm, hen suyễn hoặc ho.
Chuẩn bị một quả lê tươi, 1.5 muỗng đường phèn, 1 muỗng quả kỷ tử.
Lê rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Sau đó dùng dao cắt ngang phần đầu trên của quả lê, nạo bỏ phần lõi bên trong.
Sau đó thêm quả kỷ tử và đường phèn vào bên trong quả lê.
Lấy phần đầu đã cắt đậy lên trên quả lê và dùng tăm ghim cố định.
Lê và kỷ tử hấp cách thủy trên lửa nhỏ khoảng 30-40 phút.
Sau khi lê chín, vớt lê ra ngoài, đợi nguội rồi dùng. Ăn cả nước và cái để trị ho. Nếu ăn không hết, bạn có thể dùng một nửa, phần còn lại cất tủ lạnh, hôm sau có thể hâm nóng và dùng tiếp.
Lê chưng với gừng và đường phèn
Trong đông y, gừng có tính ấm, vị cay, rất tốt để chữa các bệnh về đường hô hấp như ho gió, ho khan, ho có đờm,… Vì vậy, lê kết hợp với gừng được coi là bài thuốc chữa ho hiệu quả. Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn tốt, gừng được sử dụng trong nhiều bài thuốc, trong đó có trị bệnh ho. Là bài thuốc thiên nhiên an toàn, lành tính, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên thử cách trị ho bằng quả lê với đường phèn và gừng tại nhà.
Cách thực hiện:
Gừng rửa sạch, gọt vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Lê cũng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng.
Cho gừng và lê vào tô, thêm đường phèn và chưng cách thuỷ khoảng 20 phút, để nguội là có thể dùng được. Với bài thuốc này bạn có thể uống mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.
Lê hấp đường phèn với táo tàu
Táo tàu là một vị thuốc được dùng phổ biến trong đông y. Loại quả này khi phơi khô có tác dụng bổ phế, giải độc, thanh nhiệt, làm thuốc điều hòa cơ thể. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Chuẩn bị 2 quả lê tươi, 1.5 muỗng đường phèn và 1 muỗng quả kỷ tử và 5-8 quả táo tàu khô.
Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng hoặc hạt lựu.
Kỷ tử và táo tàu rửa sạch và để ráo.
Cho các nguyên liệu vào nồi, nấu với đường phèn và 1.5 chén nước, đun trên lửa lớn cho đến khi sôi lăn tăn thì hạ lửa nhỏ xuống nấu khoảng 10-15 phút cho đến khi mềm thì tắt bếp.
Cho ra chén và thưởng thức khi món ăn còn nóng. Lê hầm còn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1-2 ngày.
Biến tâu lê hấp thường phèn với các nguyên liệu khác để tăng vị ngon và bổ dưỡng hơn
Lưu ý khi ăn lê hấp đường phèn
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng phương pháp lê hấp đường phèn trị ho:
Lê hấp đường phèn trị ho an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì có một số trường hợp cơ địa không phù hợp với phương pháp này.
Trường hợp những người không ăn được lê hay dị ứng với lê thì nên chọn phương pháp điều trị này.
Người bị tiêu chảy, đau bụng do lạnh không nên dùng lê vì lê có tính hàn có thể gây vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy.
Mẹo chữa ho bằng lê hấp đường phèn chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho khan với tình trạng nhẹ. Còn bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả phát huy nhanh hay chậm. Các bạn cũng cần lưu ý, đây là bài thuốc dân gian phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ điều trị. Ở những bệnh nặng cần kết đi khám ở bệnh viện.
Hãy kiên trì sử dụng nhưng tránh lạm dụng quá nhiều có thể phản tác dụng.
Người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể phục hồi tốt hơn.
Tránh ăn uống đồ lạnh trong quá trình điều trị ho, viêm họng. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, ngủ đúng giờ, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Nếu sau một thời gian áp dụng không thấy tình trạng ho thuyên giảm, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để hỗ trợ điều trị bằng các biện pháp phù hợp.
Nấu nước lê gừng trị ho
Tính cay, ấm của gừng từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, ho khan, ho có đờm. Do đó, sự kết hợp của gừng với lê sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh lên gấp nhiều lần.
Nguyên liệu: 2 quả lê, 1 củ gừng và ít đường phèn.
Cách làm:
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng.
Cho 2 hỗn hợp này vào chén và hấp cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút.
Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần sẽ hết ho.
Lê hấp đường phèn trị ho là một bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng, dễ làm, hương vị thơm ngon và lại nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để có kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên đi thăm khám để xác định rõ bệnh lý của cơ thể.