Phèn đen: Cây thuố c quý mọc hoang ở ven rừng, ven bờ ruộng

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên thường gọi: Phèn đen.

Tên Tiếng Việt: Tạo phan diệp, Cây mực, Chè nộc, Chè con chim; Co ranh; Mạy tẻng đăm, Phèn đen.
Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus thuộc Họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Phèn đen là loài cây nhỡ, cao từ 2 đến 4 m. Cành nhánh có màu đen nhạt, lá nguyên mọc so le, có hình dạng thay đổi. Lá cây mọc đơn, phiến lá hình bầu dục hay hình trứng ngược và có thể thay đổi theo mùa. Lá rất mỏng, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới, rất dài khoảng từ 1,5 – 3 cm, chiều rộng từ 6 – 12 mm. Lá kèm hình tam giác hẹp.

Hoa có thể mọc riêng lẻ hay xếp hai đến ba cái lại thành một chùm và mọc ra từ nách lá. Hoa có màu trắng nhỏ, có các sọc vàng dọc ở cánh hoa. Quả phèn đen có hình cầu, căng mọng nước, có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ hồng nhạt và khi chín chuyển thành màu đen. Mùa ra hoa kết quả từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Phèn đen - Nhà thuốc FPT Long Châu

Quả phèn đen khi chín có màu đen, mọng, hình cầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Phèn đen là loài cây nhiệt đới, mọc ven rừng thường xanh hay rụng lá hoặc ven đường, trên các loại đất khác nhau, ở độ cao 100 – 800 m, ưa sống ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta, thích nghi được với nhiều vùng đất khác nhau kể cả nơi có thời tiết nắng nóng. Tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đăk Lăk,… cây được tìm thấy mọc hoang ở các bụi rậm ven đường, bờ ruộng,.. Ngoài ra, cây còn phân bố từ Ấn Độ, Mianma, Sri Lanka, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indonexia đến Australia.

Lá thu hái vào mùa xuân hè, phơi khô trong bóng râm và bảo quản khô ráo. Thân cây thu hái quanh năm, bóc lấy vỏ cây, có thể dùng tươi hoặc phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô cất dành.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của phèn đen là rễ và lá. Ngoài ra, một số nơi có thể dùng cả vỏ thân cây.

Thành phần hoá học

Trong quả phèn đen có chứa chất anthocyanin giúp tạo ra màu tím và là một chất chỉ thị màu trong tự nhiên.

Cây Phèn Đen Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lưu Ý

Thành phần hóa học của các bộ phận khác của phèn đen chưa được nghiên cứu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, rễ cây phèn đen có vị chát và tính lạnh, có tác dụng thu liễm, chỉ tả, tiêu viêm. Rễ cây có tác dụng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm thận, cam tích trẻ em và viêm gan.

Lá cây có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố. Lá phèn đen có tác dụng chữa bị thuốc độc mặt xám da vàng, rắn cắn hoặc chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã.
Lá cây có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố
Vỏ phèn đen có tác dụng gây chuyển hóa, dùng chữa bệnh tiểu tiện khó khăn, thủy đậu có mủ,…
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm viên với long não và màng tang,… để điều trị tổn thương do răng lợi hoặc tiêu chảy ở trẻ em.

Theo y học hiện đại

Cây phèn đen chỉ là một cây dại. Quả có vị ngọt hơi chát có giá trị dinh dưỡng rất thấp. Hiện nay chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại đối với dược liệu phèn đen.

Liều dùng & cách dùng

Dược liệu được dùng ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và độ tuổi.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị kiết lỵ

Dùng cam thảo đất, mạch nha, ý dĩ phơi khô và tán bột với lượng mỗi thứ bằng nhau. Đem ½ thìa bột trên hòa chung với nước lá phèn đen tươi giã nát và uống. Sử dụng đến khi cải thiện triệu chứng thì dừng.

Trị rắn cắn

Dùng lá phèn đen tươi giã nát, nuốt nước và lấy bã đắp.

Tác dụng bất ngờ của cây phèn đen

 

Lá phèn đen tươi có thể trị rắn cắn

Chảy máu nướu răng

Bột lá có tác dụng cầm máu, kéo da non, tái tạo da và hồi phục các vết thương hở hiệu quả khó ngờ. Phối hợp lá long não và lá xuyên tiêu cùng với lá phèn đen đã được phơi khô, ngậm hỗn hợp trên trong miệng để cầm máu.

Nhọt độc mới phát

Dùng lá phèn đen và lá bèo ván giã đắp lên vùng bị nhọt.

Vết thương

Dùng bột lá phèn đen rắc lên vết thương để vết thương chóng lành, mau lên da non. Khi bị thương, chỉ cần rắc một ít bột lá lên vết thương vài ngày sẽ hồi phục nhanh chóng.

Lưu ý

Chưa có thông tin.