Những ai nên hạn chế ăn mứt Tết, giò chả, dưa hành muối

Người bị bệnh tim mạch: Do giò lụa có chứa chất béo bão hòa, ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, cao huyết áp, và xơ vữa động mạch.
Người bị bệnh thận: Giò lụa chứa nhiều protein và natri, có thể gây áp lực lên thận, đặc biệt với những người bị suy thận hoặc các vấn đề về chức năng thận.

Muốn muối dưa hành giòn ngon, nhanh được ăn, để lâu không nổi váng ngày Tết nhớ 4 điều này

Người bị huyết áp cao: Hàm lượng muối trong giò lụa có thể cao, không tốt cho người bị cao huyết áp vì muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các biến chứng liên quan.

Người bị mỡ máu cao: Giò lụa có thể chứa nhiều mỡ, đặc biệt nếu làm từ thịt mỡ heo. Ăn nhiều giò lụa có thể làm tăng cholesterol và triglyceride, khiến tình trạng mỡ máu trở nên tồi tệ hơn.

Người bị gout: Giò lụa có thể chứa purin, chất có thể làm tăng axit uric, gây bùng phát các triệu chứng của bệnh gout.
Người có vấn đề về tiêu hóa: Chất béo trong giò lụa có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, gây đầy hơi, khó tiêu.

TS. BS. Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, các món ăn đặc trưng ngày Tết như mứt, giò chả chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. ..

Việc ăn uống ngày Tết với người mắc các bệnh mạn tính không lây, trong đó bệnh tăng huyết áp cần được xem xét theo nhiều khía cạnh để mỗi người sẽ được đón Tết trọn vẹn, tràn đầy hạnh phúc.
img
(Ảnh minh họa).
TS.BS. Trương Tuyết Mai cho biết, người tăng huyết áp cần chú ý một chế độ ăn ít chất béo, hạn chế đồ ăn mặn (giảm muối), hạn chế rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều rau và quả chín, kiểm soát cân nặng.

Tuy trong ngày Tết, việc thực hiện chế độ ăn khắt khe là tương đối khó (bữa ăn ngày Tết là mâm cơm chung với không khí vui tươi cùng con cháu, nhiều khi làm người có tăng huyết áp cũng khó kiểm soát, ăn nhiều hơn chất đường bột, món nhiều dầu mỡ, món nhiều muối, lại quá chén với rượu, bia và thật vất vả để từ chối những món ăn ngon, những lời mời trân trọng của con cháu…).

Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của người tăng huyết áp là chất béo.

Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
Thay vì đó, nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ trong mâm cơm ngày Tết vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp.

Cần lưu ý rằng, bánh mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường.

Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, các món ăn mặn với nhiều muối cũng là vấn đề cần được người tăng huyết áp đặc biệt chú ý quan tâm và hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ.

4 nhóm người tốt nhất không nên ăn dưa hành ngày Tết

Khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây tăng huyết áp; và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn” là một yếu tố thuận lợi cho tăng huyết áp.
Thay vì những món nên hạn chế kể trên, người tăng huyết áp nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới huyết áp.

Trong những ngày Tết, người tăng huyết áp không quên kiểm tra cân nặng của mình vào mỗi sáng thức dậy, và hãy quyết tâm điều chỉnh ăn uống và vận động khi thấy cân nặng có dấu hiệu tăng.
Cần chú ý các bài tập luyện như đi bộ, yoga, thái cực quyền cho mỗi buổi sáng (trung bình 30 phút), hít thở sâu với không khí trong lành và thả hồn thư thái ngắm nhìn cảnh vật mùa xuân tươi đẹp.