3 sai lầm khi rã đông thịt cần tránh

Biện pháp rã đông thực phẩm đúng cách
Rã đông bằng nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh
Hãy để thịt cần rã đông trong ngăn cuối cùng của tầng mát, dùng màng bọc thực phẩm, hộp nhựa bọc kín để rã đông từ từ. Điều này sẽ ngăn vi khuẩn từ thịt sống lây lan sang các thực phẩm khác. Với khối lượng thịt to, nhỏ khác nhau mà thời gian để rã đông sẽ khác. Miếng thịt khoảng nửa cân sẽ chỉ cần khoảng vài giờ đồng hồ trong ngăn mát là tan được.

Rã đông bằng ngăn mát giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon, thịt không bị nhợt nhạt, có mùi hôi và quan trọng là không mất đi dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đối với những tảng thịt lớn có thể sẽ mất một ngày để rã dông, vì thế nếu cần dùng cho ngày hôm sau hãy để thực phẩm xuống tầng mát từ trước đó.
Rã đông bằng nước lạnh
Hãy để thực phẩm trong túi zip kín bỏ vào nước lạnh. Điều này giúp thực phẩm không bị mất dinh dưỡng, cũng không bị vi khuẩn xâm nhập. Nên thay nước 30 phút 1 lần, như vậy vẫn có sự chênh lệch nhiệt độ nhưng không quá lớn sẽ giúp bạn rã đông thịt đảm bảo an toàn.

. Rã đông bằng lò vi sóng mà không nấu luôn: Lò vi sóng không làm thịt tiếp xúc với nhiệt độ vùng nguy hiểm (khoảng từ 4 đến 60 độ C – điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi) nhưng nó có thể làm thịt bị khô, phá hủy protein và khiến nhiệt độ bên trong không đồng đều. Nếu bạn phải rã đông bằng lò vi sóng, hãy nhớ nấu ngay sau khi rã đông.

. Rã đông ở nhiệt độ phòng
Có rất nhiều người có thói quen rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, cứ bỏ miếng thịt ra bên ngoài và để đấy. Đó là một cách sai lầm, nhiệt độ thực phẩm thay đổi sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng. Lượng vi khuẩn thậm chí có thể tăng gấp đôi do bị bám bởi các loại vi khuẩn khác trong phòng.
Theo chuyên gia thịt đông lạnh không nên rã đông nhiệt độ phòng quá 2 giờ đồng hồ. Nếu môi trường quá nóng thì không nên để quá 1 tiếng, thịt rất dễ bị hỏng, ôi thiu, không còn màu sắc đỏ tươi nữa.

. Ngâm nước nóng để rã đông: Khoảng nhiệt từ 4 đến 60 độ C gọi là “vùng nguy hiểm”, để thịt ngâm hàng giờ ở nhiệt độ này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và listeria phát triển mạnh.

Dù thịt rã đông có thể có hương vị hơi khác so với thịt vừa giết mổ nhưng nó vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng của protein, khoáng chất và vitamin. Thịt có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau như E.coli, salmonella và Bacillus cereus. Tất cả đều có thể gây ngộ độc thực phẩm, theo trang dinh dưỡng The Daily Meal (Mỹ).

3 sai lầm khi rã đông thịt cần tránh - Ảnh 1.

Để có hương vị thơm ngon và ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thịt đông lạnh cần được rã đông đúng cách
Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giữ lại tốt nhất có thể hương vị thịt, khi rã đông, mọi người cần tránh những điều sau:

Rửa thịt bằng cách rã đông

Để thịt đông lạnh dưới vòi nước đang chảy là cách rã đông thịt rất phổ biến. Nhưng trên thực tế, cách này có thể tạo ra môi trường mất vệ sinh trong nhà bếp vì khi rửa thịt, nước từ thịt sẽ văng vào bồn rửa, vòi nước và khắp nơi xung quanh. Điều này có thể tạo ra môi trường sinh sản cho vi khuẩn và làm tăng khả năng ngộ độc thực phẩm.

Một thói quen rã đông phổ biến khác cần hạn chế là ngâm thịt trong bồn rửa chén. Trên thực tế, bồn rửa chén là nơi có nhiều vi khuẩn. Chúng hoàn toàn có thể lây nhiễm lên thịt và gây ngộ độc thực phẩm.

Để thịt rã đông dần ở nhiệt độ phòng

3 sai lầm khi rã đông thịt cần tránh - Ảnh 2.

Cách tốt hơn để rã đông thịt là rã đông trong ngăn mát tủ lạnh. Dùng cách này sẽ ngăn ngừa được nguy cơ vi khuẩn phát triển và lây lan
Về lý thuyết, để thịt đông lạnh ở nhiệt độ phòng để rã đông từ từ là cách làm khá hợp lý, nhất là khi thịt để ở nơi càng ấm thì sẽ tan càng nhanh. Nhưng thực tế, việc để thịt như vậy có thể tiềm ẩn một số nguy cơ.

Nhiệt độ phòng bên ngoài khối thịt đông lạnh sẽ tăng nhanh hơn bên trong. Khi điều này xảy ra, lớp bên ngoài của thịt sẽ đi vào vùng nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Đây là vùng nhiệt độ mà vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi và phát triển nhanh.

Cách tốt hơn để rã đông thịt là rã đông trong ngăn mát tủ lạnh. Dùng cách này sẽ ngăn ngừa được nguy cơ vi khuẩn phát triển và lây lan. Một điều cần lưu ý là miếng thịt có thể mất cả ngày để rã đông, với một số miếng thịt cỡ lớn thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.

Rã đông trong khi nấu

Cho thịt đông lạnh vào nồi ngay sau khi lấy ra có thể giúp tiết kiệm hàng giờ rã đông. Nhưng cách này có thể không thật sự an toàn. Không những vậy, chúng ta cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để nấu chín hoàn toàn phần thịt đang đông cứng bên trong. Hệ quả là phần thịt bên ngoài quá chín, trong khi bên trong lại chưa chín hẳn.

Ngoài ra, nấu thịt đông lạnh có thể ảnh hưởng đến hương vị thịt. Các tinh thể băng sẽ ảnh hưởng đến tế bào protein trong thịt và khiến thịt chảy ra nhiều nước hơn. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy nếu chiên trên chảo.
Để rã đông thịt đúng cách, ngoài để trong ngăn mát tủ lạnh thì mọi người có thể cho thịt vào túi kín và ngâm trong nước mát. Trung bình 30 phút thay nước một lần. Sau đó, hãy lấy thịt ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh để khi chế biến, theo The Daily Meal.