Quả cóc là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Loại trái cây với vẻ ngoài không đẹp mắt, cóc xanh chưa chín có vị chua, nhưng nó lại khiến người khác phải thèm thuồng. Vậy ăn cóc có tốt không?, ăn trái cóc có tác dụng gì? Bạn hãy đọc tiếp nội dung dưới đây đã tổng hợp nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong quả cóc
Dinh dưỡng trong quả cóc
Quả cóc rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cóc tươi chứa đến 36mg vitamin C, 0.3mg sắt, 10g carbs, 2.2g chất xơ và rất nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Giúp tăng cường sức lực và hồi phục cho cơ thể.
Tác dụng của quả cóc mang lại
Công dụng của quả cóc
Quả cóc trị ho và cảm cúm
Quả cóc có thành phần giúp tiêu đờm, giảm ho rất hiệu quả. Nếu bạn hay gia đình bị ho, hãy thử ăn vài lát cóc, hoặc dùng nước sôi đun lá cóc để uống, có thể giảm triệu chứng ho đáng kể. Ngoài trị ho, thì quả cóc còn có thể trị bệnh cảm cúm.
Kiểm soát mức cholesterol
Theo Pubmed vitamin C giúp chuyển hóa cholesterol thành các axit mật theo. Nhờ vậy lượng cholesterol được kiểm soát, làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Vì vậy, quả cóc thực sự rất tốt để cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
Quả cóc giúp cải thiện thị lực
Theo NIH vitamin A trong quả cóc giúp nâng cao sức khỏe cho mắt. Bổ sung loại quả này thường xuyên giúp quá trình truyền tải thông tin từ mắt tới não trở nên dễ dàng hơn. Hợp chất retinol trong chúng đóng vai trò chủ yếu.
Trái cóc giúp cung cấp năng lượng, tăng độ dẻo dai
Ngoài các axit amin, thì trong quả cóc còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhờ vậy, nó có khả năng tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
Nhờ hàm lượng đường ở dạng sucrose có trong quả cóc mà nó cung cấp rất nhiều năng lượng và sự dẻo dai của cơ thể, giúp phục hồi các nhóm cơ sau khi vận động mạnh theo Pubmed.
Loại quả này thực sự rất phù hợp với các vận động viên. Vì cơ chế hồi phục và tăng cường sự dẻo dai trong loại quả này là rất lớn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C trong quả cóc còn giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do theo Pubmed. Chất này còn giúp chữa lành các vết thương hở, nhờ khả năng tổng hợp collagen để thành các mô liên kết mới theo một đánh giá 2017
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C trong quả cóc còn hỗ trợ bảo vệ các phân tử như lipid, protein, carbohydrate và axit nucleic thoát khỏi sự tổn thương.
Ức chế sự hình thành của sắc tố melanin. Nhờ đó ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể, giúp bạn giữ được sự trẻ trung và năng động theo NCBI
Hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, mà quả cóc hỗ trợ rất tích cực trong quá trình tiêu hóa. Tăng cường lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp nhu ruột, hạn chế việc táo bón và khó tiêu theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ. Còn nước trong loại quả này, giúp cơ thể không bị mất nước.
Nước ép cóc có tác dụng gì?. Sử dụng nước ép cóc sau khi ăn giúp cải thiện chức năng của ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Tương tự một số loại trái cây khác, quả cóc cũng có tác dụng trong việc giảm cân. Nhờ chứa ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng ại nhiều chất xơ.
Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ, chất xơ sẽ tạo cho cơ thể cảm giác no lâu hơn, hạn chế tình trạng đói bụng, thèm ăn. Việc này giúp bạn chủ động hơn trong việc duy trì vóc dáng.
Trái cóc giúp bổ máu
Hàm lượng sắt trong 100 gram cóc có thể hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Ăn cóc thường xuyên, giúp sản lượng hồng cầu được hình thành nhiều hơn.
Ngoài ra Vitamin B1 trong chúng giúp oxy được đưa đi khắp cơ thể, ngăn ngừa chứng thiếu máu. Người thiếu sắt thường khả năng tập trung và trí óc kém hơn. Trên thực tế, thiếu chất trong thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến IQ sau này theo Pubmed
Giúp da khỏe đẹp
Bổ sung loại quả này thường xuyên giúp làn da luôn tươi trẻ, mịn màng. Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong chúng giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại theo một nghiên cứu năm 2019. Vậy lá cóc có tác dụng gì? Các chiết xuất từ lá cóc còn có thể dùng làm kem dưỡng da, rất hiệu quả.
Ăn cóc có nổi mụn không? Không những không bị nổi mụn, mà quả cóc còn giúp cho da của bạn được cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng vitamin dồi dào.
Giá trị dinh dưỡng
100g quả cóc chứa 0,27g chất béo lành mạnh, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc như sau: 10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.
Cóc hỗ trợ quản lý cholesterol
Quả cóc chứa nhiều vitamin C, giúp chuyển hóa cholesterol có trong cơ thể thành axit mật. Bằng cách chuyển hóa cholesterol, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cân bằng, nhờ đó giữ cho mức cholesterol được kiểm soát.
Cóc hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Do cóc nhiều chất xơ và vitamin C – 2 thành phần tốt cho việc ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ trong quả cóc giúp cơ thể cảm thấy no lâu, từ đó tự động giảm khẩu phần ăn, giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể không tăng đường huyết và kiểm soát được cân nặng.
LƯU Ý KHI ĂN CÓC
Cóc chứa một lượng axit lớn có thể gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày nếu ăn quá nhiều. Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng cần lưu tâm khi ăn cóc. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.