Ai đã chuyển tiền vào 10 tài khoản ngân hàng này thì xin chia buồn: Khẩn trương báo công an

Rất nhiều người đã chuyển khoản vào các số tài khoản này và bị chiếm đoạt tiền.

Các số tài khoản của kẻ lừa đảo

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lai Châu đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do Lê Văn Thắng (SN 1992) và Lê Hoàng Ngọc Mai (SN 1990), cùng trú tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện.

Các đối tượng đã dùng tài khoản Facebook “Thắng Ngân”, “Nguyễn Ngân” và Zalo “Ngân Hải Sản” để đăng bán hải sản, yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước rồi chiếm đoạt tài sản.

Để phục vụ điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị các cá nhân đã giao dịch, mua hàng qua các tài khoản mạng xã hội trên hoặc đã chuyển tiền vào một trong hai tài khoản ngân hàng sau:

– VietinBank: 104882900423

– Techcombank: 19039581368016

…khẩn trương liên hệ và trình báo với Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lai Châu.

Ai đã chuyển tiền vào 10 tài khoản ngân hàng này lưu ý kiểm tra gấp: Khẩn trương báo công an- Ảnh 1.
Nhiều số tài khoản của kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt số tiền lớn của người dân. Ảnh minh họa
Trước đó, Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Hải quân đang điều tra vụ án hình sự đối tượng Trần Văn Thành, sinh ngày 23/12/1978, HKTT: Ấp 3, xã Phú Thạnh, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nơi ở: Thôn 2, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn đăng bài kêu gọi ủng hộ từ thiện giả trên mạng xã hội Facebook từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2024 để chiếm đoạt tiền chuyển khoản ủng hộ, được phát hiện tại tỉnh Đắk Nông.

Đối tượng sử dụng các số tài khoản đưa trong bài đăng như sau:

Agribank: 6000205729806 , tên Trần Văn Thành;

TPBank: 00005842554 , tên Nguyễn Thị Tuyết Nhung;

TPBank: 00005598980 , tên Nguyễn Thị Phượng;

VietinBank: 108878014280 , tên Nguyễn Thị Phương;

VietinBank: 100877749402 , tên Nguyễn Thị An;
BIDV: 7601302170 , tên Phạm Thị Hương;
MB: 1510110714008 , tên Trần Văn Thành.
Cơ quan điều tra đề nghị cá nhân, tổ chức nào đã chuyển tiền ủng hộ vào các số tài khoản trên trong thời gian từ 1/10/2022 đến 31/10/2024 khẩn trương liên hệ, đến Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Hải quân để làm việc theo quy định của pháp luật.

Gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Đà Nẵng cũng ra thông báo tìm bị hại trong vụ việc có dấu hiệu tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra từ tháng 01/2024 đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và nhiều địa phương khác trên cả nước .

Qua xác minh, cơ quan Công an nhận thấy, đối tượng sử dụng tài khoản zalo “Nguyen Phuoc Anh” đăng ký bằng số điện thoại 0905509527, tài khoản zalo “Nguyen Van Anh” đăng ký bằng số điện thoại 0778490679 và tài khoản facebook “Sống OK” để liên lạc với các tài xế.

Khi nhận tiền đặt cọc, đối tượng sử dụng số tài khoản 0050100019660007, ngân hàng OCB mang tên “Nguyen Phuoc Anh”. Bước đầu cơ quan điều tra xác định, từ tháng 01/2024 đến năm 2025, tổng số tiền mà đối tượng đã chiếm đoạt của nhiều bị hại lên tới hàng trăm triệu đồng.

Để phục vụ cho quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng thông báo cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong vụ việc nói trên chủ động liên lạc, cung cấp thông tin cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng để tiến hành điều tra theo quy định.

Ngân hàng cảnh báo chiêu thức lừa đảo

Một trong những chiêu thức phổ biến của kẻ lừa đảo là tạo ra các tình huống giả mạo, như tai nạn, bệnh tật, hoặc khó khăn tài chính đột ngột, để thúc đẩy nạn nhân chuyển tiền gấp. Thường là giả danh là các cơ quan chức năng, tổ chức từ thiện, hoặc thậm chí là người thân trong gia đình, họ gửi tin nhắn yêu cầu người nhận tiền chuyển khoản ngay lập tức, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp.

Giả mạo công an yêu cầu nộp phạt

Một kịch bản lừa đảo khác là kẻ lừa đảo giả mạo là cảnh sát hoặc cơ quan tư pháp, thông báo cho nạn nhân rằng họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu nộp phạt ngay lập tức. Bằng cách sử dụng lời đe dọa về hậu quả pháp lý nếu không tuân thủ, họ cố gắng kích thích nỗi sợ hãi và áp đặt sự kiểm soát, khiến nạn nhân phản ứng một cách nhanh chóng và không suy nghĩ kỹ lưỡng.

Ai đã chuyển tiền vào 10 tài khoản ngân hàng này lưu ý kiểm tra gấp: Khẩn trương báo công an- Ảnh 2.

Cần tỉnh táo trước bất kỳ yêu cầu chuyển khoản nào của người lạ. Ảnh minh họa
Lừa đảo chuyển tiền online để hợp tác đầu tư

Kẻ lừa đảo thường hứa hẹn mức lợi nhuận cao từ các dự án đầu tư không tồn tại hoặc giả mạo. Họ sẽ tìm cách thuyết phục nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của họ để đầu tư và sau đó biến mất với số tiền đó. Những lời đồng ý của họ thường đi kèm với sự hứa hẹn về mức lãi suất cao, hoa hồng “khủng”.

Lừa đảo bằng cách giả mạo người quen để mượn tiền

Kẻ lừa đảo thường hack tài khoản mạng xã hội hoặc email của người quen và giả mạo là họ để mượn tiền. Họ sẽ tạo ra các câu chuyện cảm động hoặc khẩn cấp, nhấn mạnh về những tình huống khó khăn mà họ đang đối mặt và cần sự giúp đỡ tài chính ngay lập tức. Sự tin tưởng trong mối quan hệ đã được thiết lập giữa nạn nhân và người quen là điểm đáng chú ý mà kẻ lừa đảo lợi dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Giả hải quan để yêu cầu chuyển khoản đóng phí nhận quà

Một kịch bản khác là kẻ lừa đảo thông báo cho nạn nhân rằng họ đã nhận được một gói quà từ nước ngoài và cần phải đóng một khoản phí hải quan để nhận quà. Thực tế, không có gói quà nào tồn tại và kẻ lừa đảo chỉ muốn chiếm đoạt tiền phí.

Ngoài các hình thức lừa đảo nêu trên, còn có nhiều chiêu thức khác mà kẻ lừa đảo sử dụng. Chẳng hạn, họ có thể giả mạo là các cơ quan thuế, bảo hiểm, hoặc các dịch vụ công cộng khác và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để giải quyết các vấn đề liên quan đến các dịch vụ này.