Bia: Uống bia sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng, có đúng không? Uống bia như thế nào là tốt nhất?

Thực ra, bia không có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.

Uống bia sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng, có đúng không?

Đúng là khi uống một hơi hết cốc bia lạnh, nhiều người cảm thấy cơn khát được đánh bay ngay lập tức. Tuy nhiên, bia không được xem là chất dinh dưỡng hay đồ uống có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.
Trong thành phần của bia có khoảng 80 – 90% là nước. Tuy nhiên, bia còn có các thành phần khác như lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Trong bia có cồn và khi uống vào làm nhịp tim tăng lên, tần suất hô hấp cũng tăng lên. Cùng với việc tăng nhịp thở, khi uống bia thì lại đi tiểu nhiều. Do đó, nếu uống bia nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, bia có tác dụng giải khát nhưng không giúp giải nhiệt.

Uống bia, giải nhiệt, sức khỏe, uống bia thế nào là tốt nhất

Bia có tác dụng giải khát nhưng không giúp giải nhiệt. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia y tế cảnh báo, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau. Bia rượu còn được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

Hậu quả khôn lường tới sức khỏe do uống bia

Gây hại cho gan
Khi bia vào cơ thể, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột.
Toàn bộ hoạt chất cồn và lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải qua sự kiểm dịch của gan. Do đó, gan là nơi có nồng độ cồn cao nhất.
Uống bia, giải nhiệt, sức khỏe, uống bia thế nào là tốt nhất

Ảnh minh họa.
Nếu uống quá nhiều bia, lượng cồn trong máu tăng lên, gan sẽ không thể thải độc, đến các bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, nghiêm trọng hơn là gây ung thư gan.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây nên những khó chịu cho cơ thể như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng … nặng hơn là làm suy giảm chức năng tim, nặng hơn có thể gây suy tim.
Hạ đường huyết
Khi uống bia sẽ gây chướng bụng, đầy hơi làm cho người uống mất cảm giác đói, ăn ít hơn. Khi đó, cơ thể sẽ tiêu thụ những năng lượng được dự trữ trong cơ thể, cộng thêm việc cồn có trong máu khiến dễ gây ra hạ đường huyết, chóng mặt, hạ huyết áp…
Ảnh hưởng tới dạ dày
Sau khi vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn.
Chỉ trong vòng 5 phút sau uống, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.
Uống bia, giải nhiệt, sức khỏe, uống bia thế nào là tốt nhất

Ảnh minh họa.
Thêm nữa, những người bị các bệnh liên quan đến dạ dày như: Viêm dạ dày, loét dạ dạ dày… thì uống bia còn làm giảm màng kết dính dạ dày gây ra những tồn thương nặng hơn cho dạ dày. Đặc biệt, lượng a-xít tăng cao sẽ có nguy cơ thủng dạ dày.
Thêm nữa, khi thân nhiệt cơ thể cao, nếu uống ngay cốc bia đá để giải khát sẽ khiến bạn bị sốc nhiệt, viêm họng, kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận, dẫn đến gây khô miệng, loãng máu, nhịp tim tăng,…
Uống bia như thế nào là tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Để có thể thực hiện thói quen ưa thích ngày hè, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn hãy thực hiện những cách uống bia khoa học như sau:
– Để phòng tránh các triệu chứng mất nước, sốc nhiệt khi uống bia vì nắng nóng, thì sau khi uống một cốc bia nên uống thêm vài cốc nước lọc hoặc nước hoa quả rồi tiếp tục uống cốc bia khác.
– Không nên ăn đồ ăn có nhiều muối khi uống bia, vì chúng sẽ làm bạn khát và uống nhiều hơn.

Uống bia, giải nhiệt, sức khỏe, uống bia thế nào là tốt nhất

Không nên uống bia khi đói. (Ảnh minh họa)
– Tuyệt đối không nên uống bia khi bụng đói, vì chất cồn trong bia sẽ phá hủy dạ dày.
– Không nên uống bia khi cổ họng đau rát, hoặc viêm. Vì các chất trong bia sẽ khiến khô họng, đau cổ họng và gây ra tắt tiếng nói.
– Không nên uống nhiều bia hoặc uống đến khi say.
– Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai) và không nên uống quá 2 lít.