Liệt kê một số cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ

xr:d:DAFR-r9BsAY:321,j:1084356203,t:22122818

Lá ngái là một thảo dược dân gian, được tận dụng trong nhiều bài thuốc nam hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, dùng lá ngái chữa bệnh trĩ còn là phương pháp an toàn và lành tính. Lá ngái chữa bệnh trĩ có lẽ là bài thuốc dân gian chưa được nhiều người biết đến và áp dụng.

Thế nhưng, dược liệu này có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Lá ngái có hiệu quả trong việc kháng viêm, giảm sưng tấy, sát trùng vết thương,… Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các phương pháp dùng lá ngái để chữa bệnh trĩ.

Liệt kê một số cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ - Nhà thuốc FPT Long Châu

Vì sao lá ngái chữa bệnh trĩ tốt?

Cây ngái còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây sung dại, cây mạy mọi. Tên khoa học của lá ngái là Ficus hispida. Loài cây này thuộc thân gỗ, cùng họ với dâu tằm. Đặc điểm của cây ngái là có nhiều trái mọc ở phần thân. Phần lá của cây ngái có kích thước lớn gấp 3 lần so với lá sung thường. Lá ngái vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, long đàm, trị cảm mạo, các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, kháng viêm, làm lành vết thương hở, làm teo nhỏ búi trĩ,…

Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt.
Trong thành phần chính của lá ngái chứa nhiều hoạt chất Methanol. Hợp chất này có khả năng ức chế các Enteropooling do PGE2 gây ra ở đường ruột. Qua đó, các hoạt động của ruột sẽ được kiểm soát tốt hơn, hạn chế chứng tiêu chảy và táo bón lâu ngày

Kiểm chứng thực hư bài thuốc cây ngái trị bệnh trĩ

một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ. Chính bởi công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, mà lá ngái được nhiều người dân miền núi dùng nhiều. Bài thuốc dân gian dùng lá ngái chữa bệnh trĩ vừa an toàn, không tốn nhiều chi phí lại mang đến kết quả tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Các bài thuốc dùng lá ngái chữa bệnh trĩ

Dưới đây là một số cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

1. Nấu lá ngái để uống

Phương pháp đầu tiên dễ thực hiện và áp dụng nhất là nấu lá ngái với nước để uống hàng ngày. Cách thức này áp dụng tốt cho các người bệnh có thói quen uống ít nước. Đầu tiên, bạn chuẩn bị một nắm lá ngái đem đi rửa sạch với nước muối và để ráo nước. Sau đó, đem lá ngái đã rửa nấu chúng với 1 – 2 lít nước. Khi nước sôi, bạn tắt bếp và để nguội. Người bệnh uống nước lá ngái thay cho nước đun sôi mỗi ngày.

Cây ngái (sung dại) mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của con người?

Nấu nước lá ngái chữa bệnh trĩ là phương pháp an toàn, không tác dụng phụ.
Một cách khác để pha nước lá ngái là bạn có thể cho lá ngái lên chảo nóng và sao khô. Sau đó bảo quản trong một túi nilon kín. Mỗi khi dùng có thể đem lá ngái hãm với nước như cách pha trà bình thường. Uống nước lá ngái thường xuyên giúp đào thải độc tố trong cơ thể, thanh lọc giải nhiệt, cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ nhuận tràng và tăng sự co dãn cho đường ruột.

2. Xông hơi với lá ngái

Ngoài cách nấu nước để uống, bạn có thể xông hơi vùng hậu môn với lá ngái và muối. Cả hai nguyên liệu này đều có điểm chung là tính sát khuẩn cao, chống viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Khi kết hợp muối với lá ngái chữa bệnh trĩ, hiệu quả sẽ cao hơn. Xông hơi vùng hậu môn với nước lá ngái và muối sẽ giúp giảm đau, giảm ngứa ngáy và khó chịu vị trí búi trĩ. Phụ nữ cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian này để vệ sinh và ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.

Ngoài lá ngái chữa bệnh trĩ, bạn có thể kết hợp với lá diếp cá để tăng hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một nắm lá ngái tươi với 3 muỗng muối. Sau đó, bạn đem lá ngái đã được rửa sạch sẽ cho vào nước sôi cùng với muối. Đun hỗn hợp cho đến khi sôi nhiều thì tắt bếp. Kế tiếp, bạn đổ nước lá ngái vào một cái thau và thực hiện xông hơi vùng hậu môn. Sau khi nước nguội bớt, bạn ngâm hậu môn khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch, lau khô hoàn toàn trước khi mặc quần vào. Ngoài lá ngái, bạn cũng có thể dùng các loại thảo dược khác như cúc tần, diếp cá, lá lốt,… để làm các bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tại nhà.

3. Đắp lá ngái với lá diếp cá

Ngoài xông hơi, ngâm hoặc uống lá ngái, bạn có thể giã lá ngái với lá diếp cá để đắp lên vị trí búi trĩ. Trong đó, lá diếp cá có tác dụng kháng viêm, lá ngái có khả năng kháng sinh. Vì vậy, khi cả hai dược liệu này được kết hợp với nhau, công dụng hỗ trợ điều trị sẽ tăng lên vài phần. Trong trường hợp không có lá diếp cá, bạn có thể thay thế bằng cây ngải cứu. Đầu tiên, bạn chuẩn bị một ít nắm lá ngái và lá diếp cá, đem chúng đi rửa sạch sẽ và để ráo nước.

Sau đó, dùng chày giã nát cả hai thảo dược trên, thêm một ít muối trong quá trình thực hiện. Tiếp theo, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lấy phần bã đã được giã trước đó đắp lên vị trí búi trí hoặc chỗ đau rát, khó chịu. Giữ nguyên tư thế để thuốc thấm đều khoảng 20 phút thì đi rửa sạch hậu môn với nước ấm. Trong bài là những cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Các phương pháp này nếu được kiên trì áp dụng đúng đắn theo hướng dẫn sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh. Bác sĩ điều trị bệnh sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh của bạn. 1. CHỮA BỆNH TRĨ Người ta dùng lá của cây này (cũng như lá sung) để chữa trị tình trạng lòi dom do các búi trĩ nội, trĩ ngoại. Trong đó, có sự kết hợp giữa cách uống và xông hơi trị bệnh. Cụ thể có các bài: Sắc thuốc uống: Bạn dùng 50g lá cây ngái loại bánh tẻ, đem rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó sắc kỹ với 1 lít nước để lấy ⅓ cô đặc, chia 3 uống trong ngày. Lặp lại nhiều ngày sau đến khi búi trĩ tiêu biến.

Xông hơi: Để xông hơi bạn cũng dùng phần lá của cây ngái, nhưng kết hợp thêm lá lốt, cúc tần và một mẩu nghệ vàng. Đem tất cả đi rửa sạch, nghệ đập dập nhẹ rồi đun với 2 lít nước. Khi sôi thì hạ nhiệt và tiếp tục đun 10 phút, sau đó gạn nước để xông hậu môn.
Kiên trì thực hiện những cách chữa này không chỉ giúp búi trĩ co lại mà cảm giác đau rát cũng giảm. Người bệnh đi đại tiện ngày càng dễ dàng hơn. Bảo Vân