Dùng 1 nắm hẹ theo cách này, đánh bay bệnh tiểu đường cực nhanh, tốt hơn cả thuốc bổ
(QNO) – Theo các sách cổ để lại thì cây hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính. Nhiều người còn bất ngờ khi biết hợp chất có trong cây hẹ có khả năng chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh.
Ảnh minh họa
Thuốc quý dễ trồng, dễ dùng và an toàn
Theo các bác sĩ đông y, hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.
Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit. Nhờ vậy chúng có tác dụng chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.
Chữa bệnh tiểu đường từ cây hẹ
Đối với người bệnh tiểu đường lâu ngày có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì ăn hẹ rất tốt. Trong hẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp người bệnh bồi bổ cơ thể lại ổn định lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ cần thực hiện bài thuốc này từ hẹ: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình.
Hoặc cũng có thể dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Giảm huyết áp và cholesterol: Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, còn chống vi khuẩn và chống nấm giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.